Đổi mới, nâng cao hiệu quả về an toàn thực phẩm: Tạo sức lan tỏa rộng (11:05 01/11/2018)


HNP - Sau hơn 1 năm triển khai thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND, ngày 1/6/2017, của UBND TP Hà Nội về "Khắc phục hạn chế, yếu kém; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn TP Hà Nội", công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) của Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, tạo sức lan tỏa rộng, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ATTP.

Xác định rõ trách nhiệm

Hơn 1 năm qua, khai thực hiện Kế hoạch số 119/KH-UBND, ngày 1/6/2017 của UBND thành phố công tác bảo đảm ATTP của Hà Nội đã có nhiều chuyển biến rõ nét. Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã quan tâm, chỉ đạo khá quyết liệt, phân công, phân nhiệm rất rõ nhiệm vụ này. Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban chỉ đạo Công tác an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước của thành phố về ATTP khá chặt chẽ, hiệu quả, nhất là 3 sở (Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương), tạo hiệu ứng tốt. Đơn cử, Sở Y tế đã tham mưu UBND thành phố ban hành hơn 90 văn bản chỉ đạo về công tác ATTP; Sở Công Thương ban hành 50 văn bản; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành 83 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện. Căn cứ nhiệm vụ được giao, các sở, ngành thành phố chủ động phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước các tỉnh lân cận kiểm soát chặt chẽ nguồn nguyên liệu thực phẩm, kết nối tiêu thụ sản phẩm, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhập về Hà Nội tiêu thụ.

Còn tại cơ sở, ngoài đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, UBND quận, huyện, thị xã đã ban hành nhiều văn bản và căn cứ tình hình thực tế của địa phương, tập trung chỉ đạo các lực lượng ngăn ngừa sản xuất thực phẩm bẩn, hàng giả, hàng nhái nhãn mác, sản xuất và bán thức ăn đường phố không bảo đảm ATTP...

Với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cấp, các ngành, công tác bảo đảm ATTP trên địa thành phố có bước chuyển đáng ghi nhận. Thành phố đã triển khai thực hiện khá tốt Đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội", đến nay, các quận đã cấp biển nhận diện cho 796/813 cửa hàng, đạt 98%, đáp ứng yêu cầu Đề án đề ra. Các cơ quan chức năng và địa phương của thành phố cũng đã kiên quyết giải tỏa 160/213 chợ cóc, chợ tạm. Đáng chú ý, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng được 80 chuỗi liên kết ATTP từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, trong đó, có các chuỗi có nguồn gốc động vật thu hút 3.000 hộ chăn nuôi và 120 doanh nghiệp, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến gia súc, gia cầm... Sở Y tế đã thí điểm 8 tuyến phố dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố bảo đảm ATTP có kiểm soát tại 8 quận, huyện; kiểm soát tốt ATTP tại bữa cỗ tập trung đông người tại 10 quận, huyện với 80 xã, phường, thị trấn...

Kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm vi phạm

Đáng nói, công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành, liên ngành được các cấp, các ngành thành phố triển khai thực hiện khá quyết liệt, nhất là dịp Tết Nguyên đán, lễ hội, các đợt cao điểm phòng, chống ngộ độc Methanol. Hơn 1 năm qua, Triển khai Kế hoạch 119/KH-UBND của UBND thành phố, các sở, ban, ngành, UBND quận, huyện, thị xã đã thanh tra, kiểm tra ATTP 181.474 lượt cơ sở, phạt tiền 5.807 vụ với số tiền hơn 12,1 tỷ đồng. Riêng các quận, huyện, thị xã đã thanh tra, kiểm tra 152.151 lượt cơ sở, phát hiện 26.032 cơ sở vi phạm, phạt tiền 3.209 cơ sở gần 6,5 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Công tác ATTP TP Hà Nội, qua thanh tra, kiểm tra, cơ quan chức năng đã xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tuân thủ các quy định về ATTP... Cũng thông qua kiểm tra, nhiều cơ sở đã khắc phục, đầu tư trang thiết bị mới, đồng bộ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, ý thức được việc vệ sinh môi trường, bảo đảm ATTP tốt hơn.

Ông Nguyễn Khắc Hiền cho biết thêm, phát huy kết quả đạt được, thời gian tới, Ban Chỉ đạo Công tác ATTP thành phố tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương thực hiện tốt các nội dung trong Kế hoạch 119/KH-UBND của UBND thành phố. Trong đó, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về chất lượng ATTP, việc bảo đảm ATTP của tổ chức, cá nhân sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về ATTP; triển khai thí điểm thanh tra chuyên ngành ở các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền công tác ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó, chú trọng sử dụng nhiều hình thức truyền thông hiệu quả, đưa tin về kết quả thanh tra, kiểm tra, phân loại chất lượng vật tư, ATTP nông sản trên tất cả các phương tiện truyền thông, bảo đảm tất cả thông tin tích cực và các cơ sở vi phạm sẽ công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân được biết.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t