Ngành LĐTB&XH thực hiện có hiệu quả Chương trình 04 (16:02 01/10/2017)


HNP - Chương trình 04/CTr-TU về “Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” được triển khai đã mang đến những lợi ích lớn không chỉ trên lĩnh vực văn hoá mà còn góp phần giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thực hiện tốt chính sách cho người có công, nỗ lực giảm nghèo.

Lãnh đạo Trung ương và TP Hà Nội tặng quà người có công


Năm 2017, là năm thứ 2 của giai đoạn 2016 - 2020, Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) triển khai Chương trình 04/CTr-TU về “Phát triển văn hoá - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”. Là ngành đặc thù, quản lý nhà nước trong các lĩnh vực như: tạo việc làm, đào tạo nguồn nhân lực, giảm nghèo và bảo trợ xã hội, Sở LĐTB&XH đã triển khai toàn diện các nội dung trong Chương trình 04 nhằm tạo ra hiệu quả tốt nhất.
 
Lĩnh vực giải quyết việc làm luôn nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, vì vậy, Sở LĐTB&XH đã tăng cường các giải pháp, trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường lao động, phát triển sàn giao dịch, đẩy mạnh giải quyết việc làm thông qua quỹ cho vay giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2017, Quỹ quốc gia về việc làm Thành phố đã cho vay vốn đạt 619 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho 21.000 lao động; tổ chức cho 1.300 lao động đi xuất khẩu lao động tại các nước Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Ả rập xê út và một số nước Châu Phi... 
 
Tính đến hết quí II năm 2017, đã tổ chức 93 phiên giao dịch việc làm với 73 phiên định kỳ, 6 phiên lưu động và 5 phiên dành cho bảo hiểm thất nghiệp, 3 phiên online, 2 phiên lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật, 4 phiên chuyên đề. Việc tổ chức phiên giao dịch việc làm trong những tháng đầu năm đã thu hút 2.571 doanh nghiệp tham gia với tổng số lượt lao động được tư vấn, cung cấp thông tin cho 22.883 lượt người. Kết quả, đã có 10.883 lao động được phỏng vấn, tỷ lệ kết nối cung cầu đạt 31,4%. Ngoài ra, còn đưa vào hoạt động 2 sàn giao dịch việc làm vệ tinh tại huyện Đông Anh, Ba Vì.
 
Ngoài tạo việc làm, công tác dạy nghề và phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được đẩy mạnh. Trên địa bàn Thành phố hiện có 376 đơn vị trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp với đa dạng các loại hình của nhiều thành phần kinh tế. 6 tháng đầu năm, các cơ sở này đã đã tuyển sinh và đào tạo cho 83.000/150.000 lượt người, đạt kế hoạch 55,3% kế hoạch năm. Đã có 5/5 trường tham gia kế hoạch trong năm 2017 hoàn thành xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo lộ trình và xác định được 21 doanh nghiệp để phối hợp đào tạo và cam kết tuyển dụng lao động sau đào tạo. Dự kiến, tháng 9 và tháng 10, các lớp sẽ được chọn thí điểm đào tạo 5 nghề: cắt gọt kim loại, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, điện công nghiệp, công nghệ ô tô.
 
Trong việc thực hiện chính sách đối với người có công, 7 tháng đầu năm, Sở đã tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt và giải quyết chế độ ưu đãi người có công cho 15.100 trường hợp.Vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa 68,13 tỷ đồng đạt 370% kế hoạch; tặng 9.163/3.509 sổ tiết kiệm với kinh phí 12,46 tỷ đồng. Đặc biệt, 269 công trình ghi công liệt sỹ với tổng kinh phí 194,9 tỷ đồng; hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho 916 hộ gia đình người có công với kinh phí vận động 41,48 tỷ đồng. Điều dưỡng luân phiên 8.450/11.678 lượt người có công; 223/223 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận phụng dưỡng; tăng 189 xe lăn cho thương binh có nhu cầu sử dụng; giới thiệu việc là và hỗ trợ học nghề cho 14 con liệt sỹ, con thương binh…
 
Nhờ có sự nỗ lực kể trên, ngành LĐTB&XH đã góp phần làm tốt công tác giảm nghèo trên địa bàn. Theo tổng hợp của các quận, huyện, thị xã, toàn Thành phố giảm được 25.037 hộ nghèo, đưa tỷ lệ này giảm từ 3,64% xuống còn 2,37% vào cuối năm 2016. Trong 6 tháng đầu năm 2017, tiếp tục triển khai các hoạt động cấp thẻ BHYT cho 251.248 người nghèo, cận nghèo, đạt 100%; hỗ trợ tiền điện cho 100% hộ nghèo với mức 49.000 đồng/hộ/ tháng; trợ cấp xã hội hàng tháng cho trên 184.000 đối tượng bảo trợ xã hội; ngành đã xét duyệt trợ cấp hàng tháng cho trên 6.500 người già yếu không tự phục vụ được, người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng lao động là thành viên các gia đình thuộc hộ nghèo với mức 350.000 đồng/người/tháng.
 
Những tháng cuối năm 2017, ngành LĐTB&XH tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình 04/CTr-TU. Trong đó, tiếp tục thực hiện hiệu quả đề án phát triển thị trường lao động TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Thúc đẩy kết nối cung - cầu lao động thông qua các phiên giao dịch việc làm; nâng cao chất lượng sàn giao dịch việc làm và các sàn cũng như điểm giao dịch việc làm vệ tinh; thành lập và đưa vào hoạt động 1 điểm giao dịch việc làm vệ tinh. Các công tác khác như đào tạo nguồn nhân lực Thủ đô; đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa, chăm lo chu đáo cho đời sống người có công, người nghèo… cũng tiếp tục được Sở tập trung triển khai mạnh mẽ và toàn diện…

Nghi Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t