Hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân: Cần làm tốt tuyên truyền để tạo sự đồng thuận (09:45 22/01/2017)


HNP - Là một trong những thành phố có tốc độ đô thị hóa nhanh, phương tiện cá nhân ngày càng tăng trong khi kết cấu hạ tầng giao thông chưa đáp ứng yêu cầu, những năm qua, tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng trở nên nghiêm trọng và diễn biến phức tạp. Đã có nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết tình trạng này, trong đó, công tác thông tin, tuyên truyền, vận động được xem là giải pháp quan trọng nhằm thay đổi nhận thức, thói quen và hành vi của người dân khi tham gia giao thông, nhất là hạn chế tối đa việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.

Tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội chạy từ Bến xe Yên Nghĩa đến Kim Mã


Theo Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Học, những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền về đảm bảo trật an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố đã được các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng đẩy mạnh cả về hình thức và nội dung, từ đó đã đem lại hiệu quả nhất định trong công tác bảo đảm an toàn giao thông, gióp phần làn giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thông tin, tuyên truyền vẫn còn một số tồn tại, hạn chế: việc tuyên truyền đôi lúc chưa được duy trì thường xuyên, liên tục; công tác tuyên truyền pháp luật vè ATGT có sự chuyển biến nhưng chưa thực sự đến được với mọi người dân, nhất là người dân ở các xã vùng xa trung tâm và lứa tuổi thanh, thiếu niên dẫn tới ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân còn hạn chế… 
 
Nguyên nhân của những hạn chế đó được xác định do nội dung, hình thức tuyên truyền chưa “thấm” vào từng đối tượng, từng người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự ATGT của một số ngành, địa phương còn bị động, khoán trắng cho một số đơn vị; có nơi còn mang tính hình thức, chưc thực sự tăng tính thuyết phục, chưa bám sát tình hình thực tế của mỗi địa bàn. Bên cạnh đó, nhiều cơ quan thông tin đại chúng chỉ tập trung đưa tin về các vụ tai nạn giao thông mang tính giật gân mà chưa có những bài phản ánh, phân tích chuyên sâu về nguyên nhân ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông hay ý thức người tham gia giao thông, nhất là việc giảm thiểu, hạn chế sử dụng các phương tiện giao thông cá nhân để từ đó nang cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, hình thành nếp sống sử dụng phương tiện giao thông công cộng, nhằm giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô.
 
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI đã nêu về việc phải có lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới cầm xe máy để đảm bảo đô thị văn minh. Đầu tháng 12/2015, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã thông qua Nghị quyết về chương trình mục tiêu giảm thiểu ùn tắc giao thông giai đoạn 2016 - 2020, trong đó, có việc lập đề án từng bước hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. 
 
Để thực hiện chương trình này, năm 2016, Thành phố đã lập đề án từng bước hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, qua đó xác định rõ lộ trình, giải pháp khắc phục tình trạng phát triển quá nhanh phương tiện cá nhân trong khi kết cấu hạ tầng phát triển không theo kịp, gây ùn tắc trên địa bàn. 
 
Để tạo sự đồng thuận cao của người dân trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông, thực hiện tốt chủ trương của thành phố về hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, tiến tới cấm xe máy hoạt động ở nội thành, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học cho rằng, nhóm giải pháp thứ 5 về tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc sử dụng giao thông công cộng thay thế phương tiện giao thông cá nhân là một nội dung cần được quan tâm triển khai trước hết. Trong đó, nội dung thông tin, tuyên truyền cần tập trung vào một số vấn đề: thông tin, tuyên truyền về chủ trương của Trung ương và Thành phố về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; kết quả xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông, về lộ trình phát triển vận tải hành khách công cộng, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, các biện pháp quản lý phương tiện tham gia giao thông.
 
Trên cơ sở đó, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phạm Thanh Học đã đề xuất một số giải pháp nhằm triển khai có hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền. Theo ông Học thì trước tiên, việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về đảm bảo an toàn giao thông nên bắt đầu từ mỗi gia đình vì gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người thường xuyên được giáo dục để hình thành nhân cách, đặc biệt là người lớn phải gương mẫu, phải có ý thức tham gia giao thông an toàn để con em học tập. 
 
Tiếp đó, cần tập trung tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông ở nơi cư trú, cơ quan, trường học, nơi làm việc của người lao động, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội với sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp. Chính ở những tổ chức này, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia góp phần xây dựng văn hóa giao thông phải được triển khai và phải làm nghiêm túc để các thành viên của mình được nghe, được biết, được hiểu và cùng nhau chia sẻ, rút kinh nghiệm, từ đó có sự cải thiện trong tư duy, cải thiện về ý thức tham gia giao thông của mỗi người. Bên cạnh đó, cần đề cao vai trò, tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong quá trình tham gia giao thông.
 
Đối với các nhà trường, cần tuyên truyền, giáo dục ý thức tham gia giao thông an toàn cho học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động giảng dạy, lồng ghép nội dung này vào bài giảng trong các buổi lên lớp; tổ chức tuyên truyền giáo dục tập trung cho học viên trong những buổi sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt chi bộ…khuyến khích các trường tổ chức đưa đón học sinh bằng phương tiện giao thông công cộng.
 
Để công tác tuyên truyền, giáo dục có hiệu quả cao thì phải có nội dung, phương pháp khoa học. Cùng với các công tác tuyên truyền miệng, các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày cần cập nhật tin tức giao thông, chú trọng phân tích sâu những nguyên nhân gây ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường đưa các hình ảnh về tai nạn giao thông nhằm tác động vào trực quan của con người. 
 
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin làm cơ sở để triển khai công tác thông tin, tuyên truyền; đồng thời tuyên truyền các lực lượng chức năng đẩy mạnh thực hiện nghiêm các quy định, pháp luật của Nhà nước về giao thông. Việc xử lý các hiện tượng vi phạm luật giao thông phải nghiêm minh, rõ ràng. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị vận tải tổ chức một số tuyến mẫu về vận tải hành khách công cộng với nhiều dịch vụ ưu việt để khuyến khích cán bộ công chức và người dân tích cực tham gia, từ đó có thể rút kinh nghiệm và nhân ra đại trà.

Bình An


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t