Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ (14:05 02/12/2020)


HNP - Ngày 1/12, UBND thành phố Hà Nội có Báo cáo số 352/BC-UBND về kết quả kiểm tra việc thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ (CNCH) trên địa bàn thành phố năm 2020.

Theo báo cáo, từ ngày 01/01/2017 đến 15/10/2020, trên địa bàn thành phố xảy ra 2.517 vụ cháy, làm 57 người chết, 92 người bị thương, thiệt hại về tài sản trị giá khoảng gần 906 tỷ đồng và gần 70ha rừng. Ngoài ra, còn nhiều vụ cháy nhỏ được lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng phát hiện và dập tắt kịp thời. Ngoài ra, xảy ra 6 vụ nổ, làm 3 người chết, 14 người bị thương, thiệt hại về tài sản khoảng trên 800 triệu đồng.
 
Lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thành phố tiếp nhận 724 tin báo CNCH; trực tiếp tham gia CNCH 535 vụ; cứu và hướng dẫn thoát nạn cho trên 551 người, tìm được 150 thi thể nạn nhân.
 
Theo đánh giá, các đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện, lựa chọn hình thức, cách thức kiểm tra phù hợp với điều kiện thực tế, bước đầu đem lại hiệu quả tích cực trong việc đánh giá thực trạng công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố. Cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu của một số đơn vị đã từng bước nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của công tác PCCC, từ đó triển khai kịp thời, hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch có tính chiến lược, lâu dài, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước về PCCC.
 
Công tác tuyên truyền, xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH có bước đổi mới, hướng tới nội dung thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế, qua đó tác động tích cực đến ý thức chấp hành pháp luật về PCCC của đơn vị, cơ sở và quần chúng nhân dân.
 
Công tác rà soát, xây dựng, hiệu chỉnh, bổ sung và tổ chức thực tập các phương án chữa cháy, CNCH nhất là các phương án có sự tham gia phối hợp của nhiều lực lượng, phương tiện đã được các đơn vị quan tâm thực hiện, bảo đảm đúng quy trình, quy định.
 
Công tác thường trực sẵn sàng chiến đấu được duy trì, thực hiện nghiêm túc; công tác tiếp nhận, xử lý thông tin bảo đảm thông suốt, kịp thời; sự hiệp đồng, phối hợp trong công tác tổ chức chữa cháy được các đơn vị thực hiện hiệu quả.
 
Để khắc phục những nội dung tồn tại nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về PCCC và CNCH, UBND thành phố yêu cầu cấp ủy, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, cơ sở nâng cao, vai trò trách nhiệm trong công tác PCCC và CNCH; quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các văn bản chỉ đạo về công tác PCCC và CNCH trên địa bàn thành phố.
 
Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác PCCC và CNCH tại địa phương; tăng cường xây dựng lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng bảo đảm đủ khả năng đáp ứng yêu cầu PCCC và CNCH theo phương châm “bốn tại chỗ”. UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo rà soát, thành lập các đội dân phòng tại các thôn, xóm, tổ dân phố bảo đảm về số lượng và phù hợp theo quy định; kiện toàn, củng cố lực lượng PCCC cơ sở, dân phòng bảo đảm bảo đủ khả năng đáp ứng yêu cầu PCCC và CNCH; thường xuyên xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, CNCH cấp huyện.
 
UBND các quận, huyện, thị xã tiến hành rà soát kiểm tra, đánh giá, bảo đảm đồng bộ trong thực hiện chỉ đạo, đồng thời đáp ứng đủ các phương án, chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ lực lượng, phương tiện để kịp thời xử lý các tình huống khi có cháy, nổ, CNCH xảy ra; chủ động bố trí, ưu tiên nguồn kinh phí cho công tác PCCC, đầu tư mua sắm trang thiết bị, phương tiện chuyên dùng; duy tu bảo dưỡng trang thiết bị, đáp ứng yêu cầu PCCC và CNCH và bố trí quỹ đất cho lực lượng PCCC và CNCH bảo đảm yêu cầu công tác, tập luyện và sinh hoạt…

Quốc Bảo


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t