Kết quả chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND Thành phố từ ngày 29/6 đến ngày 6/7/2020 (21:03 08/07/2020)


HNP -  Văn phòng UBND Thành phố Hà Nội cung cấp thông tin về một số hoạt động chỉ đạo - điều hành nổi bật của UBND Thành phố, từ ngày 29/6 - 6/7/2020 như sau:

Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Hà Nội năm 2020

Để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng GRDP từ 8,5 - 9,0%/năm (theo cách tính cũ) trong giai đoạn 2016-2020 đã được đề ra tại Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI và mục tiêu phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố đã phê duyệt Chương trình Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội năm 2020 yêu cầu các cấp, ngành Thành phố tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

a) Lĩnh vực xúc tiến đầu tư:

- Bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố giai đoạn 2016 - 2020; Thu hút đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ khu đô thị, nhà ở), hạ tầng thương mại và các dịch vụ đồng bộ, trong đó, tập trung vào ngành công nghệ cao, thân thiện với môi trường và tiêu hao ít năng lượng. Sàng lọc những ngành nghề cần chủ động ưu tiên xúc tiến đầu tư nhất và FDI mang lại nhiều giá trị gia tăng nhất trong thời gian tới như: Chế tạo chế biến, dịch vụ-Logistics, nông nghiệp, du lịch, giáo dục - y tế, những ngành then chốt khác như các dự án công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp bảo quản chế biến, công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ mới, năng lượng sạch, dịch vụ đạt chuẩn quốc tế...

- Tập trung kêu gọi đầu tư từ các thị trường trọng điểm: Nhật Bản; Hàn Quốc; Singapore; Đài Loan; Chi Lê, Mỹ và EU,...

- Nghiên cứu triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư tại các nước trong các hiệp định khi Việt Nam đã và chuẩn bị tham gia một loạt FTA mới (CPTPP, EVFTA, RCEP, Việt Nam - Israel). Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ, tìm hiểu tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư.

b) Lĩnh vực xúc tiến thương mại:

- Tiếp tục triển khai đi vào chiều sâu Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để tạo điều kiện cho hàng Việt Nam phát triển rộng khắp, đứng vững tại thị trường trong nước; Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại có tính liên kết vùng, kết nối cung cầu; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến kết nối các sản phẩm nông, lâm, thủy sản theo mô hình chuỗi; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông sản; Tập trung khuyến khích, kêu gọi các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm nông sản an toàn.

- Tăng cường và đổi mới công tác thông tin thị trường, định kỳ nghiên cứu, đánh giá thị trường, trong đó đưa ra những thông tin, dự báo và đánh giá về tình hình cung cầu, giá cả, thị trường của một số sản phẩm xuất khẩu chính để doanh nghiệp có thông tin định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Hoạt động xúc tiến xuất khẩu: Triển khai hoạt động XTTM có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tiến trình hội nhập và các FTA; nghiên cứu tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước vượt qua các rào cản ở các nước nhập khẩu; Chú trọng đẩy mạnh các hoạt động XTTM có quy mô lớn, mang tính định hướng, dẫn dắt thị trường (tham dự các sự kiện XTTM, hội chợ triển lãm lớn trên thế giới); Triển khai các hoạt động XTTM giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm (đào tạo tập huấn, phổ biến kiến thức...); Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận, chuyển giao công nghệ tiến tiến; Tăng cường các hoạt động XTTM quốc tế tại Việt Nam (tham gia sự kiện XTTM quốc tế tại Việt Nam; kết nối doanh nghiệp, nhà nhập khẩu nước ngoài với doanh nghiệp Thành phố ngay tại Hà Nội...).

c) Lĩnh vực xúc tiến du lịch:

- Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch Hà Nội trên mạng internet, các mạng truyền hình nổi tiếng của nước ngoài, ứng dụng trên điện thoại thông minh, mạng xã hội; từng bước xây dựng hệ thống ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về du lịch; triển khai hệ thống du lịch thông minh.

- Xây dựng và thực hiện tốt chương trình makerting, tổ chức xúc tiến sản phẩm và điểm đến du lịch, xem đây là kênh giới thiệu sản phẩm du lịch đến với du khách; theo đó đẩy mạnh triển khai bộ nhận diện thương hiệu điểm đến du lịch Hà Nội, phát huy thế mạnh thương hiệu du lịch Thủ đô Hà Nội - điểm đến du lịch nổi bật của Việt Nam và khu vực.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến tại các thị trường trọng điểm của du lịch Việt Nam, du lịch Hà Nội và các hội chợ du lịch lớn trên thế giới: Nhật Bản, khu vực Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á; Mở rộng các phương thức tiếp thị mới để thu hút khách du lịch đi theo dạng kinh doanh và du lịch MICE (loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo và triền lãm).

Giảm từ 01-3 ngày khi thực hiện các TTHC thuộc lĩnh vực Tài chính

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch UBND Thành phố đã phê duyệt Quyết định số 2972/QĐ-UBND, ngày 6/7/2020, về việc thông qua Phương án đơn giản hóa 12 thủ tục hành chính (TTHC) thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Tài chính thành phố Hà Nội. Theo đó, quy định TTHC cấp Thành phố và cấp huyện như sau:

1. TTHC cấp Thành phố

a. Giảm 3 ngày, từ 30 ngày (theo quy định) xuống còn 27 ngày (bao gồm thời gian giải quyết và trả kết quả) khi thực hiện các TTHC sau nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức:

- Thanh toán chi phí có liên quan đến việc xử lý tài sản công.

- Quyết định xử lý tài sản phục vụ hoạt động của dự án khi dự án kết thúc.

- Quyết định xử lý tài sản bị hư hỏng, không sử dụng được hoặc không còn nhu cầu sử dụng trong quá trình thực hiện dự án.

- Quyết định tiêu hủy tài sản công.

- Quyết định xử lý tài sản công trường hợp bị mất, bị hủy hoại.

b. Giảm 01 ngày, từ 5 ngày (theo quy định) xuống còn 4 ngày (bao gồm thời gian giải quyết và trả kết quả) khi thực hiện các TTHC sau nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức:

- Mua quyển hóa đơn.

- Mua hóa đơn lẻ.

2. TTHC cấp huyện

a. Giảm 3 ngày, từ 30 ngày (theo quy định) xuống còn 27 ngày (bao gồm thời gian giải quyết và trả kết quả) khi thực hiện các TTHC sau nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức:

- Quyết định tiêu hủy tài sản công.

- Quyết định xử lỷ tài sản công trường họp bị mất, bị hủy hoại.

- Quyết định thanh lý tài sản công

b. Giảm 01 ngày, từ 5 ngày (theo quy định) xuống còn 4 ngày (bao gồm thời gian giải quyết và trả kết quả) khi thực hiện các TTHC sau nhằm tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức:

- Mua quyển hóa đơn.

- Mua hóa đơn lẻ.

UBND Thành phố giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai kết quả rà soát, đánh giá thủ tục hành chính đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật. Văn phòng UBND Thành phố kiểm tra, đôn đốc Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị thực hiện Quyết định này theo quy định.

Phê duyệt 5 quy trình nội bộ trong giải quyết TTHC hỗ trợ hộ kinh doanh, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương bỉnh và Xã hội, Chủ tịch UBND Thành phố đã phê duyệt Quyết định số 2855/QĐ-UBND ngày 30/6/2020 về việc phê duyệt 5 quy trình nội bộ trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn thành phố, bao gồm: 02 lĩnh vực lao động, tiền lương (hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương do đại dịch Covid-19; hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc đối với người lao động phải ngừng việc do đại dịch Covid -19); 3 lĩnh vực việc làm (hỗ trợ hộ kinh doanh phải tạm ngừng kinh doanh do đại dịch Covid-19; hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc do đại dịch Covid-19 nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng bị mất việc làm do đại dịch Covid-19).

Giao Văn phòng UBND Thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử giải quyết TTHC tại phần mềm của hệ thống thông tin một cửa điện tử của Thành phố theo quy định.

Triển khai Kế hoạch khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính của các cơ quan, đơn vị năm 2020

Để nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố (SIPAS), UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 01/7/2020 về việc khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ hành chính của các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố năm 2020 với các nội dung chính sau:

1. Đo lường Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính nhà nước thuộc Thành phổ

Thành phố tổ chức đánh giá độc lập; đo lường Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của 20 Sở, cơ quan tương đương Sở, 30 quận, huyện, thị xã; không thực hiện việc giao cho các Sở, cơ quan tương đương Sở, UBND các quận, huyện, thị xã trực tiếp phát, thu loại phiếu này.

a) Đối tượng khảo sát: Cá nhân, người đại diện tổ chức trực tiếp thực hiện giao dịch và đã nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) tại Bộ phận Một cửa của cơ quan, địa bàn được khảo sát từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm khảo sát.

b) Phương án khảo sát: Kết hợp khảo sát trực tiếp tại Bộ phận Một cửa và khảo sát hồi tố qua Bưu điện.

c) Cỡ mẫu, số lượng mẫu khảo sát: có quy định cụ thể.

d) Mẫu Phiếu: Theo mẫu phiếu quy định.

đ) Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 8/2020 và tổng hợp, báo cáo UBND Thành phố trước 31/12/2020.

e) Cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện: Sở Nội vụ chủ trì tổ chức triển khai thực hiện; tham mưu UBND Thành phố thời điểm, cách thức công bố và sử dụng kết quả. Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội triển khai nghiệp vụ điều tra, khảo sát; nhập liệu, tổng hợp kết quả, xây dựng báo cáo nghiên cứu, phân tích.

2. Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ ở một số lĩnh vực dịch vụ công. Thành phố tổ chức đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với dịch vụ: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép xây dựng; dịch vụ y tế công; dịch vụ giáo dục công.

a) Đối tượng khảo sát: Đối với lĩnh vực cấp GCNQSDĐ; cấp phép xây dựng: Cá nhân, người đại diện tổ chức đã trực tiếp thực hiện giao dịch và đã nhận kết quả tại các cơ quan, đơn vị được khảo sát từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm khảo sát. Đối với dịch vụ y tế công, giáo dục công: Người dân đã trực tiếp trải nghiệm, sử dụng các dịch vụ y tế, giáo dục từ ngày 01/01/2020 đến thời điểm khảo sát.

b) Phương án khảo sát: Khảo sát lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyển sử dụng đất, cấp phép xây dựng: Khảo sát trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của các đơn vị được lựa chọn. Khảo sát lĩnh vực y tế công, giảo dục công: Khảo sát trực tiếp tại các cơ sở y tế công, giáo dục công của Thành phố.

c) Cỡ mẫu khảo sát: theo quy định.

d) Mẫu phiếu: Theo mẫu tại Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10/10/2017 của Bộ Nội vụ có sửa đổi, bổ sung phù hợp tính chất từng dịch vụ công và bổ sung một số tiêu chí, tiêu chí thành phần trong PAPI (Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh). Thang đo 5 mức: Rất hài lòng, hài lòng, bình thường, không hài lòng, rất không hài lòng.

đ) Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 8/2020 và tổng hợp, báo cáo trước 31/12/2020.

e) Cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện: Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng mẫu phiếu; điều tra, khảo sát, tống hợp kết quả, xây dựng báo cáo nghiên cứu, phân tích.

3. Tự khảo sát tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố

Các cơ quan, đơn vị (gồm: Các Sở, cơ quan tương đương Sở, các Chi cục trực thuộc Sở có tổ chức tiếp nhận, giải quyết TTHC; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn) tiến hành tự khảo sát, lấy ý kiến người dân, người đại diện tổ chức có giao dịch, giải quyết TTHC tại cơ quan, đơn vị:

a) Phương pháp, đối tượng, mẫu phiếu, cỡ mẫu, việc tổng hợp kết quả khảo sát theo quy định tại Quyết định số 4003/QĐ-UBND, ngày 06/8/2018, của UBND Thành phố và Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 27/5/2019, của UBND Thành phố.

b) Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm. Báo cáo kết quả tự khảo sát gửi về Sở Nội vụ để tổng hợp trước ngày 30/11/2020.

Xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngay từ khi phát sinh

Thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020, UBND Thành phố ban hành văn bản số 2773/UBND-KT, ngày 01/7/2020, chỉ đạo:

1. Các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã, các cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn Thành phố:

- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 42-CT/TW, ngày 24/3/2020, của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

- Rà soát, hoàn thiện, phê duyệt Phương án phòng, chống thiên tai cụ thể, chi tiết, sát với thực tế của địa phương; chuẩn bị đầy đủ lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo thực hiện phương án khi thiên tai xảy ra.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, kịp thời triển khai phương án ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hạị do thiến tai gây ra.

2. UBND các quận, huyện, thị xã: Tổ chức diễn tập, tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kỹ năng về phòng chống thiên tai; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các chương trình, hoạt động của các cấp, đoàn thể tại địa phương. Xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2025, thực hiện lồng ghép phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội. Chủ động bố trí nguồn lực để đầu tư củng cố, sửa chữa công trình phòng chống thiên tai của địa phương, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị, nâng cao năng lực tham mưu, chỉ đạo điều hành, ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:

- Tập trung chỉ đạo, đôn đốc khẩn trương hoàn thành công tác tu bổ, xử lý hư hỏng đê điều, hồ đập, nạo vét kênh mương đảm bảo chất lượng, tiến độ quy định; thường xuyên kiểm tra, rà soát các tuyến đê, các công trình thủy lợi, hồ đập, phát hiện, tham mưu đề xuất và xử lý kịp thời những sự cố hư hỏng.

- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, sở, ngành kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi ngay từ khi phát sinh, đúng quy định của pháp luật.

- Tăng cường kiểm tra, đôn đốc các cấp, ngành triển khai thực hiện, kế hoạch, phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố, kịp thời phát hiện, bổ sung, tham mưu chỉ đạo khắc phục kịp thời những mặt còn khiếm khuyết.

4. Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu ủy UBND Thành phố bố trí các nguồn lực để đầu tư, sửa chữa công trình phòng, chống thiên tai, công trình đê điều, thủy lợi; đầu tư hệ thống quan trắc, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai; xây dựng cơ sở dữ liệu, bổ sung trang thiết bị, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố.

Mở rộng cung ứng cho thị trường bán lẻ nguồn thịt lợn từ các cơ sở sản xuất trong nước và đơn vị nhập khẩu

Căn cứ báo cáo của Sở Công Thương về việc triển khai các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá tiêu dùng (CPI), chỉ số CPI bình quân 5 tháng của Thành phố tăng 4,0% so cùng kỳ nãm 2019 có nguyên nhân chủ yếu từ nhóm hàng thực phẩm, nhất là giá mặt hàng thịt lợn vẫn ở mức cao. Để thực hiện mục tiêu kiểm soát chỉ số CPI theo chỉ đạo của Chính phủ, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế xã hội Thủ đô, tại văn bản số 2706/UBND-KT ngày 29/6/2020, UBND Thành phố đề nghị các Sở, ngành Thành phố và các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thiết yếu (trong đó có mặt hàng thịt lợn) triển khai các giải pháp thúc đẩy chăn nuôi, sản xuất, đảm bảo bình ổn giá mặt hàng thịt lợn trên địa bàn Thành phố như sau:

1. Sở Công Thương:

- Phối hợp với Sở NN&PTNT rà soát, xác định cụ thể nguồn cung mặt hàng nông sản thực phẩm, đặc biệt là thịt lợn và các loại sản phẩm thịt thay thế; từ đó đánh giá nguồn cung để kịp thời triển khai các giải pháp, phương án đảm bảo nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân; đồng thời, tuyên truyền, định hướng để người tiêu dùng lựa chọn sử dụng, tránh tình trạng giá cả, cung cầu của các mặt hàng biến động đột ngột quá cao hoặc quá thấp.

- Khuyến khích các doanh nghiệp phân phối, bán buôn, bán lẻ, các siêu thị triển khai chương trình bình ổn thị trường mặt hàng thịt lợn. Mở rộng cung ứng cho thị trường bán lẻ nguồn thịt lợn từ các cơ sở sản xuất trong nước và đơn vị nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đa dạng của người dân, góp phần dẫn dắt, ổn định thị trường và giảm áp lực nguồn cung mặt hàng thịt lợn; định hướng người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm thịt từ nguồn nhập khẩu.

- Chủ trì, phối hợp Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố, các đơn vị liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức có hiệu quả các hoạt động kích cầu tiêu dùng tăng tổng mức tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong năm 2020: Kết nối cung cầu; Hội chợ, Tuần hàng Việt, đưa hàng về nông thôn và các Khu công nghiệp; Chương trình Khuyến mại tập trung của Thành phố vào tháng 6,7,11 năm 2020; Tuyên truyền vận động các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực đưa ra nhiều sản phẩm, nhiều hình thức khuyến mại, vận động người tiêu dùng hưởng ứng cao nhất trong các tháng cuối năm và trong Chương trình Tháng khuyến mại năm 2020; Tổ chức Hội chợ các sản phẩm công nghiệp, nông sản chủ lực, thế mạnh của Hà Nội và các địa phương; Triển khai các Hội chợ, phiên chợ hàng Việt dịp cuối năm, Lễ, Tết nhằm hỗ trợ các đơn vị tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh phục vụ nhu cầu người tiêu dùng....

2. Sở Tài chính: Tham mưu giúp UBND Thành phố thực hiện tốt công tác điều hành giá, đặc biệt là các nhóm đang tăng cao (thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng...) và giá các mặt hàng thiết yếu. Nắm bắt kịp thời các mặt hàng có xu hướng tăng ảnh hưởng đến chỉ số CPI trong các tháng cuối năm 2020; tăng cường công tác kiểm tra giá trên địa bàn.

3. Sở NN&PTNT: Phối hợp Sở Công Thương, Sở Tài chính nắm chắc diễn biến tình hình giá cả đối với các mặt hàng nông sản thực phẩm (đặc biệt là mặt hàng thịt lợn). Chủ trì, phối hợp Sở Công Thương theo dõi sát và thông tin thường xuyên tình hình sản xuất, nguồn cung, giá bán, diễn biến dịch bệnh; tổng hợp, phân tích và đưa ra số liệu cụ thể về dự kiến lượng thịt (đủ tiêu chuẩn xuất chuồng theo quy định để giết mổ, cung cấp ra thị trường) trong từng tháng; từ đó, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn để có phương án điều hòa cung - cầu thịt lợn. Theo dõi sát diễn biến tinh hình bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố, tiếp tục tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các lò giết mổ, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển gia súc, sản phẩm gia súc trên địa bàn; Đẩy mạnh xây dựng các vùng chăn nuôi, liên kết sản xuất chuỗi thịt lợn an toàn dịch bệnh. Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch tái đàn cụ thể, tổ chức chăn nuôi theo từng vùng, từng khu vực chăn nuôi (doanh nghiệp, hộ gia đình) với lộ trình cụ thể, thời gian theo từng tháng để sớm đảm bảo nguồn cung đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp Sở Công Thương, các Sở, ngành liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình bình ổn thị trường, chỉ đạo các đơn vị truyền thông, báo chí đưa thông tin chính xác, tích cực, đa chiều, phản ánh đầy đủ về tình hình sản xuất, cung ứng, nhu cầu thịt lợn. Chủ trì, phối hợp Sở NN&PTNT, Sở Công Thương tuyên truyền, định hướng người tiêu dùng tăng cường sử dụng đa dạng các loại thịt lợn, tiêu dùng thịt lợn mát, thịt lợn đông lạnh đảm bảo chất lượng và các sản phẩm thay thế như thịt gia súc, gia cầm và thủy, hải sản.

5. Sở Du lịch: Triển khai có hiệu quả Kế hoạch kích cầu du lịch nội địa trên địa bàn Thành phố năm 2020, tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch là thế mạnh của Hà Nội, gồm du lịch di sản, văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch chăm sóc sức khỏe, du lịch gắn với các sự kiện văn hóa, thể thao, thương mại được tổ chức trên địa bàn Thành phố nhằm thu hút khách du lịch đến Hà Nội.

6. Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý thị trường, tăng cường kiểm soát chất lượng và giá cả các mặt hàng, sản phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống, sức khỏe nhân dân; Phối hợp các ngành kiểm tra, kiểm soát thị trường, thường xuyên kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp gian lận thương mại, buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng...; kiểm tra, xử lý nghiêm hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ (lưu ý mặt hàng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn). Chỉ đạo, phân công các Đội quản lý thị trường theo dõi, nắm bắt tình hình thị trường, cung cầu, giá cả hàng hóa các mặt hàng để kịp thời phát hiện và xử lý khi xảy ra hiện tượng đầu cơ, găm hàng, thiếu hàng, khan hiếm hàng hóa, giá cả tăng đột biến.

7. UBND các quận, huyện, thị xã: Tiếp tục chủ động và quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn. Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường và phối hợp triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng, kiềm chế lạm phát trên địa bàn. Phối hợp Sở Công Thương tổ chức các hoạt động kích cầu tiêu dùng, bình ổn thị trường trên địa bàn: tổ chức các Hội chợ hàng hóa, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tổ chức các chương trình khuyến mại, giảm giá để thúc đẩy nhu cầu mua sắm trong nhân dân, đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tổ chức các sự kiện thu hút khách du lịch đến tham quan, mua sắm trên địa bàn.

8. Các doanh nghiệp sản xuất, kỉnh doanh trên địa bàn:

- Mở rộng cung ứng ra thị trường bán lẻ nguồn thịt lợn từ các cơ sở sản xuất trong nước và đơn vị nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu đa dạng của người dân, góp phần dẫn dắt, ổn định thị trường và giảm áp lực nguồn cung mặt hàng thịt lợn; định hướng người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm thịt từ nguồn nhập khẩu.

- Đẩy mạnh triển khai các hoạt động tham gia Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu năm 2020 của Thành phố, trong đó, có mặt hàng thịt lợn (thực hiện các chương trình khuyến mại, chiết khấu, giảm giá bán,...).

- Thường xuyên thông tin nhanh tình hình thị trường, giá cả, đặc biệt khi mới xuất hiện những biến động bất thường của thị trường; những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trinh sản xuất kinh doanh; những đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp nhằm cải thiện tình hình bán ra của doanh nghiệp để Sở Công Thương kịp thời phối hợp với các ngành giải quyết và báo cáo UBND Thành phố để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

- Tăng cường đưa hàng Việt vào kinh doanh tại hệ thống nhằm tăng việc lựa chọn hàng Việt của người tiêu dùng; chủ động tổ chức các hoạt động bán hàng và các hoạt động kích cầu tiêu dùng trong nhân dân, thu hút người dân đến mua sắm hàng hóa tại các điểm bán; đổi mới phương thức bán hàng, áp dụng khoa học công nghệ mới, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người dân.

- Triển khai chương trình khuyến mại tập trung của Thành phố năm 2020.

- Tìm kiếm, hình thành các chuỗi liên kết, cung ứng sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng nhằm ổn định nguồn hàng, hạ giá thành sản phẩm khuyến khích tiêu dùng.

Phấn đấu phát triển mở rộng thêm diện tích sản xuất rau an toàn từ 3.000 - 4.000 ha với giá trị sản xuất đạt từ 300-500 triệu đồng/ha/năm

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát, hiệu quả sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội, cơ bản kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên rau, đảm bảo theo chỉ tiêu chất lượng quy định, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 137/KH-UBND, ngày 3/7/2020, chỉ đạo duy trì, mở rộng phát triển sản xuất và tiêu thụ rau an toàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021- 2025, phấn đấu kiểm soát dư lượng thuốc BVTV dưới ngưỡng quy định cho 90% diện tích sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội. Duy trì diện tích sản xuất rau 5.044 ha đã được cấp chứng nhận đủ điều kiện ATTP, nâng cao giá trị sản xuất đạt 500 triệu đồng/ha/năm. Phát triển mở rộng thêm diện tích sản xuất rau an toàn từ 3.000 - 4.000 ha với giá trị sản xuất đạt từ 300-500 triệu đồng/ha/năm, sản xuất vụ Đông đạt 120 triệu đồng/ha/vụ đảm bảo ATTP. Duy trì kiểm soát 40 mô hình. Tiếp tục mở rộng, phát triển, kiểm soát 30-40 mô hình chuỗi cung cấp rau an toàn áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS), đảm bảo 100% truy xuất nguồn gốc xuất xứ và ATTP. Diện tích sản xuất rau không chuyên canh; diện tích nhỏ lẻ, manh mún, xen kẹt được tổ chức quản lý và hướng dẫn thực hiện theo đúng quy trình sản xuất an toàn. Tăng cường hoạt động nghiên cứu, huấn luyện, chuyển giao kỹ thuật về sản xuất rau an toàn; xây dựng, hoàn thiện quy trình cho từng loại cây rau phù hợp từng vùng, chế độ canh tác cho vùng rau chuyên canh. Đồng thời xây dựng bộ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón sử dụng trong sản xuất rau an roàn, để có bước phát triển mạnh, nhanh và bền vững. Tăng cường kiểm tra, giám sát, khuyến cáo trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng, phân bón, nguồn nước đảm bảo ATTP.

Thành phố chủ trương tập trung phát triển và kiểm soát mô hình chuỗi cung cấp rau an toàn giai đoạn 2021-2025: phát triển và kiểm soát 30-40 mô hình chuỗi cung cấp rau an toàn áp dụng hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trên địa bàn Thành phố (rau an toàn cung cấp trong chuỗi 100% truy xuất được nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo ATTP theo quy định). Tổ chức 50 đoàn cho 1.500 người tiêu dùng kiểm tra sản xuất, kinh doanh rau an toàn; tổ chức 20 hội nghị, họp báo tuyên truyền về sản xuất và tiêu thụ rau an toàn. Tổ chức 500 lớp truyền thông nâng cao nhận thức về ATTP rau an toàn cho 25.000 người tiêu dùng các quận, huyện; thời gian: 01 ngày; nội dung: Công tác quản lý chỉ đạo và kết quả sản xuất rau trên địa bàn thành phố, các thông tin về sản xuất, tiêu thụ rau; phương pháp truyền thông: phổ biến những nội dung cơ bản bằng máy chiếu và phát tài liệu.

Xây dụng nhãn hiệu tập thể, mã số vùng trồng, đăng ký mã số, mã vạch cho các mô hình chuỗi. Từ kết quả thực hiện hình thành các mô hình chuỗi: tiến hành xây dựng nhãn hiệu tập thể, cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, giúp cán bộ và nông dân trong vùng sản xuất luôn tuân thủ những quy định về sản xuất, quy trình sơ chế, đóng gói, ghi nhãn hàng hóa; liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các vùng không nhiễm dịch hại (PFA) đáp ứng nhu cầu xuất khẩu nâng cao giá trị kinh tế. Thẩm định hồ sơ cấp mã số, mã vạch, cấp tem mã số, mã vạch gắn lên sản phẩm. Xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm rau an toàn, quảng bá thương hiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hội chợ thương mại,... nhằm đưa sản phẩm của các mô hình chuỗi ra thị trường, từng bước đăng ký thương hiệu riêng cho từng sản phẩm chủ lực.

Tổ chức cách ly y tế ngay các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam

Trong thời gian gần đây, trên địa bàn Thành phố đã ghi nhận các trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam và lưu trú, làm việc trên địa bàn Thành phố chưa được cách ly theo đúng quy định của Bộ Y tế. Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 Quốc gia và Bộ Y tế; để chủ động phòng chống dịch, bệnh Covid-19 không lây lan ra cộng đồng và đảm bảo công tác cách ly y tế đối với các trường hợp nhập cảnh đúng theo quy định, UBND Thành phố ban hành văn bản số 2889/UBND-KGVX ngày 6/7/2020 đề nghị các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nội dung sau:

1. Sở Y tế tiếp tục tổ chức hướng dẫn chuyên môn cho các đơn vị về công tác cách ly theo quy định tại các quyết định của Bộ Y tế. Thực hiện nghiêm các biện pháp quản lý, kiểm soát phòng chống dịch ngay tại cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh tại cửa khẩu để cách ly, lấy mẫu xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô và Công an Thành phố tổ chức cách ly y tế ngay các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện tổ chức cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung trên địa bàn Thành phố để đảm bảo đúng các quy định về phòng, chống dịch bệnh của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Bộ Y tế và UBND Thành phố.

2. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội: Bố trí đủ khu cách ly, tổ chức đón những người phải cách ly từ cửa khẩu Sân bay quốc tế Nội Bài vận chuyển về khu vực cách ly tập trung của quân đội, phối hợp với Sở Y tế tổ chức cách ly theo đúng hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế. Phối hợp cơ quan y tế sàng lọc tại các cơ sở cách ly tập trung.

3. Công an Thành phố: Tiếp tục thực hiện rà soát lập danh sách, nơi cư trú, lưu trú của các trường hợp nhập cảnh vào Thành phố, đặc biệt chú ý giám sát phát hiện các trường hợp người nhập cảnh qua đường bộ không khai báo y tế, chưa được cách ly y tế, thông báo cho chính quyền địa phương để tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe theo quy định. Phối hợp cơ quan y tế tổ chức sàng lọc, quản lý tại các cơ sở cách ly tập trung, các khách sạn được phép thực hiện cách ly và quản lý cách ly tại nơi cư trú, lưu trú của các trường hợp nhập cảnh vào Việt Nam trên địa bàn. Tiếp tục tổ chức cách ly tập trung đối với các đối tượng cần cách ly tập trung theo quy định tại Bệnh viện Công an Thành phố. Tổ chức củng cố hồ sơ, tài liệu, làm rõ các hành vi và xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp cỏ thẩm quyền đối với người: nhập cảnh trái phép, tổ chức môi giới cho người khác xuất nhập cảnh Việt Nam trái phép, không khai báo tạm trú theo quy định của pháp luật.

4. UBND các quận, huyện, thị xã: Tiếp tục tổ chức rà soát, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các trường hợp nhập cảnh vào Hà Nội trên địa bàn, tại các khu cách ly được Thành phố phê duyệt và những cán bộ được phân công làm nhiệm vụ tại các khu cách ly, những người tiếp xúc gần với người nhập cảnh trên địa bàn để thực hiện giám sát, theo dõi y tế và kịp thời tổ chức cách ly y tế theo quy định. Chỉ đạo các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các quy định về khai báo y tế, thực hiện cách ly y tế và các quy định về phòng chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh của đơn vị.

Đến ngày 31/5/2020, tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn Thành phố đạt 86,29% dân số

Ngày 6/7/2020, UBND Thành phố ban hành Báo cáo số 01/BC-BCĐ báo cáo kết quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (BHXH, BHYT) 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 như sau:

1. Tỷ lệ bao phủ BHYT: đến ngày 31/5/2020, tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 86,29% dân số (chưa bao gồm số thẻ của thân nhân sỹ quan và lực lượng vũ trang), chỉ tiêu HĐND Thành phố giao năm 2020 là 90,1%. Số người tham gia BHYT là 6.949.847 người; tăng l64.062 người so với cùng kỳ năm 2019; giảm 50.324 người so với tháng 12/2019, đạt 96% Kế hoạch.

2. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc, BHTN: đến ngày 31/5/2020, số người tham gia BHXH bắt buộc là 1.722.520 người, tăng 48.174 người so với cùng kỳ năm 2019; giảm 37.897 người so với tháng 12/2019; đạt 87,8% số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc (chỉ tiêu HĐND Thành phố giao năm 2020 là 95%).

- Đến ngày 31/5/2020, số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp: 1.614.308 người, tăng 49.148 người so với cùng kỳ năm 2019; giảm 28.342 người so với tháng 12/2019; đạt 94,2% số người thuộc diện tham gia BHTN (chỉ tiêu HĐND Thành phố giao năm 2020 là 95%).

3. Tốc độ gia tăng BHXH tự nguyện: đến ngày 31/5/2020, số người tham gia BHXH tự nguyện là 37.200 người, tăng 10.980 người so với cùng kỳ năm 2019, tăng 1.837 người so với tháng 12/2019, tương ứng tốc độ gia tăng BHXH tự nguyện so với năm 2019 đạt 5,19% (chỉ tiêu giao tốc độ tăng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là 30%).

4. Công tác thu BHXH, BHYT, BHTN: đến ngày 31/12/2019, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 43.355,4 tỷ đồng (tăng 11,7% tương ứng tăng 4.550,6 tỷ đồng so với năm 2018), đạt 101,6% Kế hoạch giao. Đến ngày 31/5/2020, tổng số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN là 17.735 tỷ đồng, đạt 36,21% kế hoạch (giảm 2,78% tỷ lệ thu theo Kế hoạch so với cùng kỳ năm 2019, tuy nhiên tăng 983,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2019).

5. Công tác thanh tra - kiểm tra; thu nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN

- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên công tác thanh tra, kiểm tra chỉ thực hiện trong 02 tháng đầu năm 2020 với 105 đơn vị nợ BHXH (trong đó 07 cuộc thanh tra chuyên ngành, 96 cuộc kiểm tra và 02 cuộc thanh tra kiểm tra liên ngành), bằng 7.9% so với cùng kỳ năm 2019 (số cuộc thanh tra, kiểm tra hết tháng 5/2019 là 1.331 cuộc). Từ đầu năm đến nay, công tác đôn đốc thu nợ chủ yếu bằng hình thức gián tiếp như gọi điện thoại, gửi văn bản đôn đốc, gửi thư điện tử (email)..., Bảo hiểm xã hội Thành phố đã gửi 178.330 văn bản thông báo nợ tới các đơn vị nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN. Đến ngày 31/5/2020, có 53.083 đơn vị nợ với tổng số tiền nợ BHXH phải tính lãi là 1.851 tỷ đồng (tăng 937 tỷ đồng so với tháng 12/2019), trong đó, số nợ BHXH theo khối, loại hình doanh nghiệp: Khối doanh nghiệp nhà nước: 133 tỷ đồng; Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1.576 tỷ đồng; Khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: 46 tỷ đồng; Khối hành chính sự nghiệp: 56 tỷ đồng; Khối ngoài công lập, khối hợp tác xã,..: 40 tỷ đồng.

6. Về giải quyết các chế độ BHXH

Việc giải quyết các chế độ BHXH luôn được quan tâm, công tác chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng an toàn, chính xác, đảm bảo đến tận tay đối tượng trước ngày 10 của tháng với 02 hình thức chi trả: thông qua hệ thống Bưu điện và qua tài khoản thẻ ATM. Thực hiện Công văn số 1123/UBND-KGVX, ngày 03/4/2020, của UBND Thành phố, Bảo hiểm xã hội Thành phố phối hợp cùng Bưu điện Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH tháng 4, 5/2020 cho 581.967 người với số tiền 5.627 tỷ. 5 tháng đầu năm 2020, thực hiện giải quyết các chế độ BHXH, BHTN cho 333.828 lượt đối tượng với số tiền 2.561,6 tỷ đồng.

6. Chế độ BHXH ngắn hạn cho 202.293 lượt người hưởng chế độ ngắn hạn (ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe) với số tiền: 1.516,2 tỷ đồng. Giải quyết chế độ BHTN cho 110.409 lượt người hưởng (tăng 10.504 lượt người hưởng, tăng 10,51% so với cùng kỳ năm 2019) với so tiền 455,85 tỷ đồng (tăng 19,1% tương ứng tăng 72,8 tỷ đồng so với cùng kỳ nãm 2019). Đến tháng 06/2020, số người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM là 145.021 người, đạt 25% (chỉ tiêu giao năm 2020 là 35%). BHXH Thành phố đã đề nghị Công an Thành phố điều tra xác minh xử lý 02 đối tượng thu gom sổ BHXH theo quy định của Pháp luật.

7. Về công tác khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế: 5 tháng đầu năm 2020, số lượt KCB BHYT là 3.894.578 lượt người (trong đó: 3.368.038 lượt khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, 526.540 lượt điều trị nội trú); với chi phí KCB BHYT đề nghị thanh toán là 7.296 tỷ đồng.

8. Về cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin

- Tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ bưu chính. Đẩy mạnh triển khai giao dịch hồ sơ điện tử với 13 TTHC, tập trung trong lĩnh vực thu BHXH, BHYT, BHTN và lĩnh vực cấp sổ BHXH, thẻ BHYT. Đến ngày 31/5/2020, toàn Thành phố có 80.082/83.477 đơn vị thực hiện giao dịch điện tử, đạt tỷ lệ 96%. Còn 3.393 đơn vị chưa thực hiện giao dịch điện tử mà thực hiện giao dịch qua dịch vụ Bưu chính (chi phí do cơ quan BHXH chi trả), chủ yếu là các đơn vị sử dụng lao động có số lượng lao động dưới 10 người và 241 đơn vị khối hành chính sự nghiệp

- Thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ xác nhận cho doanh nghiệp trên cổng dịch vụ Công quốc gia. Đến ngày 31/5/2020, đã xác nhận cho 171 đơn vị về lĩnh vực BHXH. Đến nay 100% các ngân hàng có tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH đã kết nối, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Tập trung tổ chức tốt các kỳ thi tốt nghiệp THPT, thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2020 – 2021

Chủ trì họp BCĐ công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm học 2020; thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2020 - 2021, tại Thông báo số 233/TB-VP ngày 01/7/2020, đồng chí Ngô Văn Quý - Phó Chủ tịch UBND Thành phố kết luận chỉ đạo một số nội dung sau:

1. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2020, Kế hoạch tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 thành phố Hà Nội năm học 2020 - 2021, phân công nhiệm vụ các thành viên trong Ban Chỉ đạo của Thành phố.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã chủ động chỉ đạo, hướng dẫn các trường tổ chức ôn thi, hướng dẫn đầy đủ phấn đấu học sinh Hà Nội có chất lượng thi tốt; Tổ chức tập huấn Quy chế thi, tổ chức thi đối với các đối tượng tham gia trong quá trình tổ chức thi; Tăng cường và tiếp tục phổ biến, tuyên truyền về Quy chế thi đến các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và các em học sinh.

3. Thanh tra Thành phố chủ trì, phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các quận, huyện, thị xã xây dựng Kế hoạch thanh tra theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tuân thủ quy định pháp luật và Thành phố.

5. Các Sở, ngành căn cứ nhiệm vụ phân công của Ban chỉ đạo và kế hoạch của Thành phố để thực hiện các nhiệm vụ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho kỳ thi.

6. Yêu cầu các quận, huyện, thị xã khẩn trương thành lập Ban Chỉ đạo, xây dựng kế hoạch triển khai thi, tuyển sinh trên địa bàn.

7. Văn phòng UBND Thành phố (Trung tâm tin học Công báo) chủ động, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông đảm bảo hạ tầng kỹ thuật vận hành thông suốt, an toàn, bảo mật thông tin phục vụ triển khai phần mềm Quản lý giáo dục Hà Nội (HaNoiEdu); đảm bảo phần mềm HaNoiEdu vận hành ổn định, kịp thời khắc phục các lỗi phát sinh trong quá trình triển khai; tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ thuộc các cơ sở giáo dục trực thuộc Thành phố sử dụng thành thạo phần mềm HaNoiEdu.

Yêu cầu các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện thị xã thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của pháp luật và Thành phố.

Trước ngày 20/7/2020 báo cáo kết quả giải quyết vi phạm xây dựng xưởng trái phép tại quận Hà Đông

Ngày 02/7/2020, báo Tiền Phong đăng bài “Nhà xưởng trái phép mọc như nấm tại Hà Đông: Ai bảo kê?”, phản ảnh tại quận Hà Đông đang tồn tại nhiều nhà xưởng trái phép, có những khu rộng cả héc ta trên địa bàn các phường: Vạn Phúc, Kiến Hưng nhưng không bị xử lý. Nguồn thu từ cho thuê nhà xưởng ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng mỗi năm nhưng không làm rõ việc nộp ngân sách. Chủ tịch UBND Thành phố đã ký văn bản số 2809/UBND-TKBT ngày 3/7/2020 giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Giám đốc Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND quận Hà Đông kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu, xử lý nghiêm, kiên quyết tháo dỡ các công trình vi phạm (nếu có), thu hồi đất sử dụng sai mục đích, kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan. Giao Chủ tịch UBND quận Hà Đông kiểm tra nguồn thu từ việc cho thuê nhà xưởng của các tập thể, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm các vi phạm về thu ngân sách nhà nước. Kết quả kiểm tra, xử lý báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 20/7/2020 đồng thời thông tin báo chí theo quy định.

Trước ngày 15/7/2020 báo cáo kết quả xử lý vi phạm về xâm hại đất đai, môi trường tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ

Trước đó, ngày 01/7/2020, Truyền hình Người Đưa tin có phóng sự “Phường Nhật Tân (Hà Nội): Đất đai, môi trường bị xâm hại, chủ tịch phường ở đâu?” phản ảnh khu vực cuối ngõ 464 Âu Cơ, thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, tồn tại một bãi tập lái xe ô tô trái phép ngang nhiên hoạt động và 2 bãi rác chứa hàng vạn tấn rác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, có dấu hiệu lấn chiếm lòng sông, vi phạm pháp luật về môi trường và đê điều. Chủ tịch UBND Thành phố giao Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Giám đốc các Sở: Xây dựng, NN&PTNT, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ kiểm tra, làm rõ thông tin báo nêu, xử lý nghiêm các vi phạm (nếu có), kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan đến vi phạm; báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố trước ngày 15/7/2020; thông tin trả lời báo chí theo quy định.


Văn phòng UBND TP


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t