Hà Nội: Nỗ lực nâng cao chất lượng cuộc sống ở nông thôn (06:55 11/05/2017)


HNP - Hà Nội đang nỗ lực cải thiện điều kiện sống của người dân nông thôn. Một trong những hành động quan trọng đó là đẩy nhanh tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch. Bởi nước sạch là một yếu tố đánh giá chất lượng cuộc sống của con người nông thôn.

380.000 người dân được sử dụng nước sạch

Trong những năm qua, TP Hà Nội luôn quan tâm thực hiện có hiệu quả chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho mối cá nhân, gia đình và cộng đồng. Từ ngân sách nhà nước và các nguồn huy động hợp pháp khác, thành phố đã xây dựng được 119 công trình cấp nước, trong đó có 86 trạm cấp nước nông thôn hoạt động ổn định với công suất thiết kế từ 30 đến 3.000m3/ngày đêm. Tổng công suất thiết kế của các trạm cấp nước tập trung nông thôn là 66.000m3/ngày đêm; tổng công suất hoạt động thực tế của các trạm cấp nước tập trung khoảng 52.000m3/ngày đêm, cung cấp nước ổn định cho khoảng 380.000 người dân nông thôn. Hiệu suất hoạt động trung bình của tất cả các trạm cấp nước đạt khoảng 80%. Qua đó, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội,bảo vệ môi trường, thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Đạt được kết quả trên do thành phố tích cực trú trọng thực hiện công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường. Thành phố đã chỉ đạo sở, ngành liên quan và địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong đó, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường Hà Nội là cánh tay nối dài tổ chức tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức như: Tập huấn, truyền thông nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nước sạch và vệ sinh môi trường đối với sức khỏe; tổ chức các buổi tọa đàm, hội nghị, hội thảo, xây dựng một số mô hình điểm về xử lý môi trường. Hằng năm, thành phố tổ chức lễ phát động ra quân tổng vệ sinh môi trường thu hút đông đảo cán bộ, nhân dân tham gia hưởng ứng, qua đó nhận thức của nhân dân trong việc sử dụng nước sạch và vệ sinh môi trường ngày một nâng lên.

Công tác quản lý, vận hành, khai thác trạm cấp nước sạch tập trung ở nông thôn có nhiều tiến bộ. Trên địa bàn thành phố có 4 dạng mô hình quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đó là: Cộng đồng, UBND xã, hợp tác xã quản lý và doanh nghiệp quản lý. Theo kết quả điều tra, trong số 86 trạm cấp nước đang hoạt động có 76 trạm cấp nước có đầy đủ bộ máy quản lý vận hành (bao gồm cán bộ quản lý trạm và công nhân vận hành) và 10 trạm cán bộ quán lý kiêm công nhân vận hành. Có khoảng 225 công nhân vận hành của 86 trạm cấp nước, trong đó sô công nhân vận hành trạm được đào tạo dài hạn là 50 người, chiếm tỷ lệ 22,2%; số công nhân được đào tạo ngắn hạn là 175 người, chiếm tỷ lệ 77,8%.

Nâng cao năng lực cấp nước

Phát huy kết quả đạt được, trong thời gian tới, thành phố tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Trước mắt, Trung tâm Nước sinh hoạt và Vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội tập trung khắc phục bộ máy quản lý của các trạm cấp nước còn yếu kém, đội ngũ cán bộ quan lý chưa được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ dẫn đến thất thoát, thất thu trong kinh doanh. Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, hàng năm Trung tâm định kỳ tổ chức kiểm tra tình hình hoạt động của các trạm cấp nước. Qua kết quả điều tra, hướng dần các trạm cấp nước xây dựng quy trình vận hành phù hợp với các mô hình cấp nước cụ thể; cử cán bộ thường xuyên xuống các trạm cấp nước để hướng dẫn và giúp các trạm cấp nước xây dựng quy trình vận hành, bảo dưỡng... Từ đó đưa ra các giải pháp kỹ thuật khắc phục các nhược điểm của các trạm cấp nước.

Đi đôi với nhiệm vụ trên, Trung tâm phối hợp với các địa phương tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nước sạch và vệ sinh môi trường với sức khỏe cộng đồng. Ví như năm qua, Trung tâm đã tổ chức 6 lớp tập huấn vận hành các trạm cấp nước công tác quản lý tài chính, chống thất thoát, thất thu và bảo dưỡng, vận hành với sự tham gia của gần 500 cán bộ, ngũ công nhân các trạm cấp nước tập trung nông thôn. Qua các lớp tập huấn, học viên đã nắm bắt được những nội dung, cập nhật kịp thời những chính sách, quy định của nhà nước về lĩnh vực cấp nước sạch nông thôn.

Ngoài ra, thành phố phát huy nội lực của nhân dân trong việc đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch và sinh môi trường. Hỗ trợ người dân một phần kinh phí đầu tư xây dựng công trình cấp nước và vệ sinh môi trường thông qua các chương trình, dự án nhằm tạo mô hình điểm thu hút sự đầu tư của người dân, doanh nghiệp. Trên cơ sở quy hoạch, thành phố đã huy động nguồn lực hợp pháp đầu tư xây dựng các công trình cấp nước tập trung theo quy mô liên xã nhằm bảo đảm khai thác nguồn nước hiệu quả, mang tính bền vững. Thông qua các chương trình dự án góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một xã hội phát triển bền vững…


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t