Huyện Đan Phượng: 7 làng được công nghệ làng nghề truyền thống (14:01 11/03/2020)


HNP - Ngày 10/3, UBND huyện Đan Phượng có Báo cáo số 74/BC-UBND, về thực trạng hoạt động của các làng nghề trên địa bàn huyện.

Trên địa bàn huyện Đan Phượng có 7 làng được công nhận là làng nghề truyền thống. Trong đó, xã Liên Trung có 2 làng nghề truyền thống là làng Hạ và làng Trung đã được công nhận là làng nghề truyền thống và đều có nghề chế biến lâm sản. Hai làng nghề có địa giới gần nhau nên tạo thành vùng sản xuất lớn. Làng Hạ hiện nay đang hoạt động phát triển với 211 hộ sản xuất, 114 công ty, với 1.300 lao động, thu nhập từ 10 đến 15 triệu đồng/người/tháng. Làng Trung hiện nay đang hoạt động phát triển với 289 hộ sản xuất, 107 công ty, với 1.600 lao động, thu nhập từ 10 đến 15 triệu/người/tháng.

Làng nghề Thượng Thôn, xã Liên Hà có nghề truyền thống sản xuất đồ mộc. Hiện, làng nghề có 40 doanh nghiệp và 356 hộ đang hoạt động, tạo việc làm cho 4.000 lao động, thu nhập bình quân 8 triệu đồng/người/tháng. Năm 2016, làng nghề đã xây dựng được thương hiệu mộc Thượng Thôn, tạo thêm danh tiếng và uy tín của làng nghề trên thị trường.

Làng nghề Thúy Hội có nghề rèn và dệt vải. Làng nghề đã xây dựng cụm công nghiệp làng nghề tập trung diện tích 4,7ha với 172 hộ sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do làng nghề không đáp ứng được thị trường nên đã bị mai một. Hiện tại, trong làng Thúy Hội không còn hộ sản xuất.

Làng nghề thôn Tháp Thượng, xã Song Phượng; thôn Trúng Đích, xã Hạ Mỗ; thôn Bá Nội, xã Hồng Hà: Cả 3 làng nghề có nghề chế biến lương thực thực phẩm được công nhận là làng nghề truyền thống. Làng nghề thôn Trúng Đích, xã Hạ Mỗ có 170 hộ sản xuất đậu phụ và nấu rượu thủ công, thu hút 410 lao động. Làng nghề thôn Bá Nội, xã Hồng Hà có khoảng 570 hộ, trong đó, 252 hộ nấu rượu, 327 hộ làm đậu, thu hút 1.140 lao động. Làng nghề Tháp Thượng, xã Song Phượng, có nghề sản xuất kẹo lạc và kẹo dồi. Hiện nay, có 15 hộ sản xuất mang tính hàng hóa còn lại chỉ phục vụ gia đình. Những hộ sản xuất hàng hóa cũng chỉ có 5 hộ hoạt động thường xuyên có 5 - 7 người làm, còn lại hoạt động nhỏ lẻ và theo thời vụ.

Từ thực tiễn của địa phương, UBND huyện Đan Phượng đề nghị các sở, ngành liên quan tham mưu UBND thành phố hỗ trợ đào tạo, tập huấn về kiến thức pháp luật kinh doanh và phát triển thương hiệu cho các hộ, doanh nghiệp sản xuất trong làng nghề; hỗ trợ xây dựng hạ tầng các làng nghề đảm bảo môi trường, phòng cháy, chữa cháy... tạo điều kiện phát triển và quản lý hoạt động.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t