Thanh Oai chú trọng công tác dạy nghề, giải quyết việc làm năm 2019 (21:28 15/01/2019)


HNP - Ngày 14/01, UBND huyện Thanh Oai ban hành Kế hoạch số 26/KH-UBND về việc triển khai công tác dạy nghề, giải quyết việc làm năm 2019.

Theo đó, huyện đặt mục tiêu trong năm 2019, dự kiến mở 30-40 lớp dạy nghề cho 1.100 - 1.400 lao động nông thôn thuộc nhóm đối tượng 1 (đối tượng được hưởng chính sách người có công, người bị thu hồi đất canh tác, hộ nghèo, người khuyết tật...), đối tượng 2 (hộ cận nghèo) và nhóm đối tương 3 (lao đông nông thôn khác) theo các nghề đào tạo như điện dân dụng, hàn, may công nghiệp, sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa máy lạnh và điều hòa không khí, dịch vụ nhà hàng, trồng rau hữu cơ, trồng rau an toàn, trồng lúa chất lượng cao, kỹ thuật chăn nuôi lợn, chăn nuôi thú y, chăn nuôi gà, lợn hữu cơ, kỹ thuật trồng hoa, kỹ thuật nuôi cá thương phẩm nước ngọt... với thời gian đào tạo là 03 tháng. Đồng thời, mở 05-10 lớp dạy nghề cho 250 - 500 lao động theo chương trình khuyến công, khuyến nông. Duy trì, phát triển các làng nghề thông qua đào tạo truyền nghề, bồi dưỡng kỹ năng nghề cho người lao động tai địa phương. Có chính sách, cơ chế hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, khuyến khích các nghệ nhân dạy nghề, truyền nghề trực tiếp cho người lao động.
Để thực hiện các mục tiêu trên, huyện sẽ tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, chính quyền các cấp trong công tác tuyên truyền, giáo dục, hoạt động dạy nghề. Tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, tư vấn để học sinh phổ thông lựa chọn những ngành, nghề đăng ký cho phù hợp với năng lực, điều kiện gia đình và đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về thực hiện Đề án và những cơ chế, chính sách về dạy nghề đối với người lao động. Thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc UBND xã, thị trấn thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động định hướng cho lao động địa phương về học nghề gắn với việc làm và lao động sản xuất tại địa phương, ưu tiên lĩnh vực sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp, dịch vụ. Tổ chức rà soát, theo dõi tình hình lao động việc làm của những lao động nông thôn đã được đào tạo nhằm đánh giá hiệu quả của công tác dạy nghề cũng như chất lượng nguồn nhân lực.
Phối hợp với các doanh nghiệp trong liên kết dạy nghề, dạy nghề tại doanh nghiệp và ký cam kết tuyển dụng hoặc bao tiêu sản phẩm đối với những lao động sau khi học nghề. Tăng cường thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát đối với công tác giáo dục, đào tạo, dạy nghề tại các đơn vị. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với lao động nông thôn trong học nghề, ưu tiên đối tượng thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người bị thu hồi đất nông nghiệp, người bị mất việc làm, đối tượng chính sách xã hội khác, đồng thời gắn với hỗ trợ tạo việc làm sau khi học nghề.

Thanh Tình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t