Thành lập Cụm Công nghiệp Liên Hà 2, huyện Đông Anh (09:19 24/10/2019)


HNP - Ngày 21/10, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5836/QĐ-UBND về việc Thành lập Cụm Công nghiệp Liên Hà 2, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Cụm công nghiệp Liên Hà 2, xã Liên Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, diện tích 20ha, gồm các ngành nghề hoạt động chủ yếu: Tập trung thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo hướng công nghiệp sạch, phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (kể cả xăng dầu)...

Việc xây dựng Cụm công nghiệp Liên Hà 2 nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Cụm công nghiệp Liên Hà 2 đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Liên Hà và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Công ty cổ phần Phát triển Đầu tư xây dựng Việt Nam, ô CN 6, Khu công nghiệp Nguyên Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp Liên Hà 2 khoảng 426,776 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của Chủ đầu tư: 213,388 tỷ đồng (50%); Vốn huy động và vốn vay: 213,388 tỷ đồng (50%).

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/ 2019 đến Quý IV/ 2021.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, ngày 25/5/2017, của Chinh phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

* Cùng ngày, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5837/QĐ-UBND về việc Thành lập Cụm Công nghiệp Dục Tú, xã Dục Tú, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, có diện tích 15ha, ngành nghề hoạt động chủ yếu: Tập trung thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo hướng công nghiệp sạch, phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (kể cả xăng dầu)... 


Mục tiêu nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Cụm công nghiệp Dục Tú đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại; Phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ họp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Dục Tú và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Công ty cổ phần Đông Thành Hà Nội, tổ 47, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp khoảng 336,78 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của Chủ đầu tư: 101,03 tỷ đồng (30%); Vốn huy động và vay của các tổ chức tín dụng: 235,75 tỷ đồng (70%).

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/2019 đến Quý IV/2021.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP, ngày 25/5/2017, của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.

* Ngày 21/10, UBND TP ban hành Quyết định số 5838/QĐ-UBND về việc thành lập Cụm công nghiệp Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

Cụm công nghiệp Thụy Lâm, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội có diện tích 17ha với ngành nghề hoạt động chủ yếu: Tập trung thu hút doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ, mộc dân dụng, trạm khắc mỹ nghệ, sơn mài,... các ngành nghề sản xuất, kinh doanh khác theo hướng công nghiệp sạch, phù hợp với Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, có xét đến năm 2030; dịch vụ hỗ trợ cụm công nghiệp (kể cả xăng dầu)...

Cụm công nghiệp Thụy Lâm nhằm xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan Cụm công nghiệp Thụy Lâm đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật và môi trường theo quy định; ưu tiên phát triển mô hình cụm công nghiệp theo hướng hiện đại. Đồng thời, phục vụ di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất hộ gia đình, cá nhân trong xã Thụy Lâm và khu vực lân cận nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ trong khu dân cư, phát triển nghề, làng nghề ở địa phương.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Công ty TNHH Tập đoàn xây dựng Thanh Bình, thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội, Việt Nam.

Tổng mức vốn đầu tư Cụm công nghiệp khoảng 326,243 tỷ đồng, trong đó, vốn tự có của nhà đầu tư (30%): 97.872.900.000 đồng; Vốn huy động và vốn vay (70%): 228.370.100.000 đồng.

Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật: Từ Quý IV/2019 đến Quý IV/2021.

Chủ đầu tư xây dựng hạ tầng; kỹ thuật cụm công nghiệp và tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư, Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.


Nhật Minh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t