Các cấp Công đoàn Thủ đô đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (14:32 03/02/2023)


HNP - Năm 2022, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tổ chức Công đoàn Thủ đô thực sự đổi mới, sáng tạo, thích ứng, linh hoạt trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của đoàn viên, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ trong từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, được cấp ủy, chính quyền, chuyên môn ghi nhận, doanh nghiệp đánh giá cao.  

Liên đoàn Lao động quận Cầu Giấy ký kết thỏa ước lao động tập thể


Đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động
 
Năm qua, chức năng chăm lo, đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng người lao động được chú trọng với nhiều hình thức, biện pháp, đặc biệt là việc thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể đã góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong các doanh nghiệp. Thực hiện Nghị định số 04/2015/NĐ-CP và Nghị định số 145/2020/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện QCDC ở cơ sở. Ngày 07/10/2021, UBND Thành phố và LĐLĐ thành phố Hà Nội đã ban hành Văn bản Hướng dẫn liên tịch số 211/HD-UBND-LĐLĐ để hướng dẫn các cấp chính quyền và tổ chức Công đoàn phối hợp chỉ đạo việc tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và Hội nghị người lao động năm 2022 theo đúng quy định của Chính phủ. Tính đến hết 31/10/2022 toàn Thành phố đã có 3.430/3.430 đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (đạt 100%); 3.569/4.495 đơn vị Hội nghị người lao động (đạt 79,39%). Thông qua tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và Hội nghị người lao động, đã phát huy được quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong việc tham gia kiểm tra, giám sát, xây dựng cơ quan, doanh nghiệp ngày càng phát triển; đồng thời phát huy vai trò đại diện chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho công nhân,viên chức, lao động của tổ chức Công đoàn, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, động viên công nhân, viên chức, lao động đoàn kết nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. 
 
Đáng chú ý, trong thực hiện nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn thông qua việc chỉ đạo thực hiện thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, bằng nhiều biện pháp, như: Hội thảo, tập huấn kèm theo các biểu mẫu, các bước tiến hành thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở. LĐLĐ Thành phố ban hành hướng dẫn số 12/HD-LĐLĐ ngày 29/7/2022 về tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu trong công tác thương lượng tập thể tại các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội.  Do vậy, số lượng thỏa ước lao động tập thể tăng nhanh về số lượng, nội dung các bản Thỏa ước lao động tập thể đã có nhiều điểm cao hơn với quy định của pháp luật, nâng cao hơn quyền lợi của người lao động như thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, bảo đảm việc làm, tiền lương, thưởng, cải thiện điều kiện làm việc, một số chế độ đối với lao động nữ, chất lượng bữa ăn ca, tổ chức thăm quan nghỉ mát, thăm hỏi khi ốm đau, trợ cấp khó khăn đột xuất, hiếu hỷ, mừng sinh nhật, trợ cấp tiền tàu xe khi nghỉ phép, hỗ trợ phương tiện đi lại, mua bảo hiểm thân thể... không còn tình trạng sao chép quy định của Luật. Từ đó, thỏa ước tập thể cũng sẽ là căn cứ để người sử dụng lao động xây dựng nên nội quy lao động. Tính đến ngày 31/10/2022, Liên đoàn Lao động Thành phố đã xếp loại và chi hỗ trợ cho 1.181 bản thỏa ước lao động tập thể, với tổng số tiền 1 tỷ 891 triệu đồng; Công đoàn cấp trên cơ sở chi hỗ trợ 2 tỷ 448,5 triệu đồng. Nâng tổng số các bản thỏa ước lao động tập thể của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố là 3.380/5.148 (đạt 65,65%), các bản thỏa ước lao động tập thể đều hợp lệ, có thời hạn theo quy định là từ 1 đến 3 năm.
 
Phát động các phong trào thi đua yêu nước 
 
Ngay từ đầu năm, Liên đoàn Lao động Thành phố đã chỉ đạo 100% Công đoàn các cấp tổ chức phát động phong trào thi đua và gắn phong trào thi đua với việc thực hiện chủ đề công tác năm của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam và Thành phố, phấn đấu hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm đảm bảo an toàn, linh hoạt ứng phó với dịch Covid-19. Tổ chức các đợt thi đua với các chỉ tiêu thi đua cụ thể, vận động CNVCLĐ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, đăng ký xây dựng các công trình, sản phẩm chất lượng cao chào mừng các ngày Lễ lớn của Thủ đô và đất nước. 
 
Tuyên dương công nhân giỏi Thủ đô năm 2023
 
Tổ chức tốt phong trào thi đua hưởng ứng chương trình “01 triệu sáng kiến - nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động. Qua tổng kết đánh giá kết quả giai đoạn 1, Thành phố Hà Nội dẫn đầu cả nước về số lượng người đăng ký tham gia với 22.264 người đăng ký và 56.106 sáng kiến đạt 108% chỉ tiêu đăng ký với Tổng Liên đoàn, vượt 200% chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao. 
 
Cùng với đó, các cấp Công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”, thi nâng bậc, thao diễn kỹ thuật, thành lập hội đồng xét chọn “Công nhân giỏi” tiêu biểu trên từng lĩnh vực ngành nghề khác nhau. LĐLĐ Thành phố tổ chức Tuyên dương 100 “Công nhân giỏi Thủ đô” và Báo công dâng Bác tại Nam Đàn, Nghệ An. Toàn Thành phố có trên 56.500 công nhân lao động được công nhận danh hiệu “Công nhân giỏi” cấp cơ sở; 1.655 cấp trên cơ sở.
 
Phát huy kết quả đã đạt được trong năm 2022, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của Thành phố, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ Thành phố; Nghị quyết Đại hội XII CĐVN và Nghị quyết Đại hội XVI Công đoàn thành phố Hà Nội, phong trào CNVCLĐ và hoạt động của các cấp Công đoàn Thủ đô năm 2023 tập trung Chỉ đạo 100% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và trên 90% Công đoàn cơ sở tổ chức phát động phong trào thi đua đầu năm. Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức tại 3.430 cơ quan, đơn vị; tổ chức hội nghị người lao động tại 64 doanh nghiệp nhà nước và 5.800 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Tổ chức đối thoại tại nơi làm việc ở 64 doanh nghiệp nhà nước và 5.500 doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước. Trong đó, Chỉ đạo tổ chức tốt hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Thực hiện Quy chế dân chủ tại sơ sở; đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực đối thoại, thương lượng, ký kết và chấm điểm, phân loại thỏa ước lao động tập thể giai đoạn 2021-2023”. Phối hợp với chính quyền đồng cấp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ đối với người lao động. Giải quyết kịp thời các vụ ngừng việc tập thể và các cuộc tranh chấp lao động; các đơn thư, thư khiếu nại, kiến nghị của người lao động để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Thu Uyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t