Những đóng góp nổi bật của các tầng lớp phụ nữ Thủ đô (21:57 18/11/2021)


HNP - 5 năm qua, cùng với cả nước, Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế, nhất là năm 2020 và 2021, vừa tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa duy trì, phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng 6,68%. Lực lượng lao động nữ phát triển cả về số lượng và chất lượng, có mặt ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, tích cực hưởng ứng các phong trào thi đua... góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô.

10 gương mặt xuất sắc đạt danh hiệu phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2021


Phụ nữ Thủ đô góp sức trong phát triển kinh tế
 
Phụ nữ trong các ngành dịch vụ (du lịch, thương mại, thuế, tài chính, ngân hàng, thông tin truyền thông, bảo hiểm...) chiếm số lượng đông đảo đã chủ động rèn luyện trình độ, ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ, cải cách thủ tục hành chính, phát triển mạnh thương mại điện tử, đóng góp đáng kể cho tốc độ tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ trong cơ cấu GDP lên 63,4 %.  
 
Trong các ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, chị em phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, mang lại nhiều sản phẩm công nghệ cao, bảo tồn và phát triển các nghề truyền thống, đáp ứng yêu cầu trong nước và thị trường quốc tế, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu của Thành phố trung bình 9,0%/năm. Hà Nội có 1.350 làng nghề và làng có nghề, thu hút hàng chục nghìn lao động nữ với bàn tay khéo léo đã tạo ra những sản phẩm có thương hiệu được ưa chuộng trong nước và trên thế giới như: gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, thêu ren Quất Động, nón làng Chuông...
 
Trong lĩnh vực nông nghiệp, phụ nữ có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao và an toàn thực phẩm, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới, thay đổi diện mạo và kinh tế khu vực ngoại thành Hà Nội. Chị em mạnh dạn ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm nâng cao năng suất, tạo ra những sản phẩm an toàn, hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn, phát triển mô hình trang trại, nông nghiệp sinh thái, hưởng ứng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất đạt 280 triệu đồng/ha. Phụ nữ nông thôn Hà Nội cũng là lực lượng chủ lực trong xây dựng văn hóa, phát huy giá trị truyền thống, bước đầu tạo sức hút cho du lịch nông thôn...Kết quả xây dựng nông thôn mới của Thủ đô dẫn đầu cả nước.
 
Đội ngũ nữ doanh nhân Thủ đô chiếm tỷ lệ 26,7% tổng số doanh nhân của Hà Nội, tăng 5% so với năm 2016, đã năng động, sáng tạo, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế tri thức, kinh tế số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; vượt qua khó khăn, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19, chủ động nắm bắt cơ hội đầu tư, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước... góp phần quảng bá thương hiệu sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế, ổn định việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội, hoạt động thiện nguyện, được cộng đồng ghi nhận và tôn vinh.
 
Ghi dấu ấn phát triển văn hoá, xã hội
 
Các tầng lớp phụ nữ có vai trò quan trọng trong giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nghìn năm văn hiến Thăng Long-Hà Nội, tích cực xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng gia đình hạnh phúc, thực hiện phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, góp phần phát triển văn hóa xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô.
 
Đội ngũ nữ trí thức của Thủ đô có nhiều đóng góp trong lĩnh vực khoa học - công nghệ. Tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu khoa học ngày càng tăng. Giai đoạn 2016 -2021 đã có 94 nhà khoa học nữ chủ trì nhiệm vụ thuộc các chương trình của Thành phố. Hầu hết các đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao, nhiều công trình nghiên cứu được ứng dụng trong cuộc sống. Cùng với việc trực tiếp chủ trì và tham gia các công trình nghiên cứu, các nhà khoa học nữ còn là thành viên các Hội đồng tư vấn của sở Khoa học và Công nghệ, Ban Chủ nhiệm các chương trình, đề tài khoa học Thành phố, chiếm tỷ lệ từ 15-20%. 
 
Chiếm trên 80% cán bộ, viên chức trong ngành giáo dục, chị em hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, tích cực đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học; tăng cường ứng dụng CNTT trong bài giảng; mở rộng phương thức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình, nhất là trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19, góp phần tích cực nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô và đất nước. Trong 5 năm qua, đã có 01 nữ nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo nhân dân, 16 nữ nhà giáo đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú và hàng ngàn nữ giáo viên dạy giỏi các cấp, góp phần khẳng định vị trí dẫn đầu của ngành giáo dục Thủ đô. 
 
Chiếm tỷ lệ đông đảo trong ngành y tế, đội ngũ nữ y, bác sỹ, nhân viên y tế rèn luyện y đức, thái độ phục vụ và tinh thần “Lương y như từ mẫu”, đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, phát triển và ứng dụng nhiều kỹ thuật chuyên sâu, hiện đại trong chẩn đoán, điều trị, chăm lo sức khỏe của nhân dân. Nhiều nữ cán bộ, nhân viên ngành y của Thành phố đã nêu gương sáng tận tụy, kiên cường, hết mình trên tuyến đầu phòng, chống dịch Covid-19. Giai đoạn 2016 - 2021, 01 nữ bác sỹ đã vinh dự nhận danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, 19 nữ bác sỹ được trao tặng danh hiệu Thầy thuốc ưu tú. 
 
Lực lượng nữ thanh niên Thủ đô nắm bắt nhanh tri thức mới, ứng dụng CNTT, nỗ lực vươn lên, sáng tạo, khởi nghiệp, khẳng định vai trò tiên phong, xung kích trong các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng. Phụ nữ cao tuổi là chỗ dựa tinh thần cho các con cháu, thực hiện tốt phong trào “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”, giữ gìn nền nếp gia đình. Phụ nữ tôn giáo sống “Tốt đời đẹp đạo”, tích cực tham gia bảo vệ môi trường, lan tỏa tinh thần bác ái, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Phụ nữ dân tộc thiểu số tích cực giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, tham gia xây dựng nông thôn mới, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đến nay, toàn Thành phố có 87,5% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa, 61% làng được công nhận danh hiệu “Làng văn hoá”, 71,5% tổ dân phố được công nhận giữ vững danh hiệu “Tổ dân phố văn hóa”...
 
Có thể khẳng định, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Phụ nữ Thủ đô trên mọi lĩnh vực đã phát huy phẩm chất tốt đẹp, nỗ lực phấn đấu, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao với những thành tích nổi bật trong chuyên môn và sôi nổi tham gia các phong trào thi đua, khẳng định vị thế và vai trò quan trọng đóng góp trong công cuộc đổi mới, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Thu Uyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t