Năm 2020: Hà Nội có thêm 22 mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả (16:48 12/01/2021)


HNP - Sáng 12/01, Trung tâm Khuyến Nông Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT trao khen thưởng cho các tập thể, cá nhân


Năm 2020, Trung tâm Khuyến Nông Hà Nội đã tổ chức 7 diễn đàn khuyến nông và nhip cầu nhà nông tại các huyện trên địa bàn Thành phố; tổ chức 5 diễn đàn khuyến nông và liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tổ chức 1 hội thảo về tăng cường kỹ năng nhận diện sản phẩm an toàn và chuỗi giá trị cho người sản xuất; tổ chức 19 lớp tập huấn về xây dựng chuỗi giá trị trong sản xuất và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và 70 lớp tập huấn kỹ thuật thời vụ cho người nông dân. Bên cạnh đó, phối hợp với các đài truyền hình, báo chí để thực hiện nhiều chương trình tuyên truyền như: Bạn của Nhà nông, Thời sự nông thôn, các chuyên trang, chuyên đề về nông nghiệp... 
 
Trong việc xây dựng mô hình trình diễn, năm 2020, Trung tâm đã tổ chức thực hiện 22 dạng mô hình tại 101 điểm với 1.242 hộ tham gia. Trong đó, có 15 mô hình khuyến nông trồng trọt, cơ giới hóa được triển khai tại 62 điểm, 989 hộ tham gia; 07 mô hình chăn nuôi - thủy sản được triển khai tại 39 điểm với 253 hộ tham gia. Đáng chú ý, nhiều mô hình đã tạo ra hiệu quả cao, đem lại nhiều lợi ích cho người nông dân như: Mô hình sản xuất mạ khay để mở rộng cấy lúa bằng máy đã thực hiện được 108.000 khay mạ, giúp giảm chi phí cho người sản xuất so với gieo mạ, cấy tay truyền thống từ 3,2 - 5,8 triệu đồng/ha; Mô hình Sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch lúa vụ Xuân được thực hiện trên 100ha tại huyện Ứng Hòa (khoảng 600 tấn rơm rạ) đã giúp cây lúa vụ mùa tăng trưởng tốt, tăng sức đề kháng và làm tăng năng suất, hiệu quả kinh tế lên từ 7 - 10%. Đây cũng là hướng đi được coi là bền vững trong sản xuất lúa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với việc đốt rơm rạ thông thường; Mô hình thâm canh cây ăn quả theo hướng VietGap được thực hiện với quy mô 11,5ha trên địa bàn các huyện Ứng Hòa, Gia Lâm, Thạch Thất và Thị xã Sơn Tây đã mang lại hiệu quả cao. Các sản phẩm bưởi, cam, thanh long đạt chất lượng tốt và được cấp chứng nhận chất lượng sản phận Nông nghiệp Hà Nội, do đó, giá thành sản phẩm cao hơn 5 - 10 nghìn đồng/kg so với sản phẩm không được chứng nhận VietGap; Mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGap được thực hiện với sự tham gia của 36 hộ dân tại 9 quận, huyện, thị xã với quy mô 25 ha đã cho năng suất đạt 12 tấn/ha, lãi suất trên 90 triệu đồng/ha, cao hơn 10% so với phương pháp thông thường…
 
Năm 2021, Trung tâm sẽ xây dựng và mở rộng các mô hình có áp dụng công nghệ cao, chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Tập trung khảo sát nhu cầu vay vốn đối với vùng sản xuất tập trung, vay vốn mua máy, thiết bị phục vụ cơ giới hóa trong sản xuất. Tổ chức thẩm định và giải ngân kịp thời, đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất của nông dân. Tổ chức tập huấn cho nông dân, người sản xuất được tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế…

Quang Phú


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t