Hướng dẫn thành lập BCĐ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 các cấp (16:18 24/09/2020)


HNP - Ngày 21/9, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra kinh tế và cơ sở hành chính năm 2021 ban hành Công văn số 414/BCĐ-CTK về hướng dẫn thành lập BCĐ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 các cấp.

BCĐ Tổng điều tra thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã triển khai công tác thành lập BCĐ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 và Tổ Thường trực giúp việc BCĐ ở các cấp như sau:

Cấp quận, huyện, thị xã: UBND các quận, huyện, thị xã (gọi chung là cấp huyện) thuộc thành phố Hà Nội thành lập BCĐ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021. Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định thành lập BCĐ Tổng điều tra cùng cấp. Thành phần BCĐ Tổng điều tra cấp huyện gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND làm Trưởng ban; Chi cục trưởng Chi cục Thống kê làm Phó Trưởng ban Thường trực; Trưởng phòng Nội vụ làm Phó Trưởng ban; Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê là ủy viên; Lãnh đạo các Phòng:Tài chính - Kế hoạch; Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Văn hóa và thông tin; Giáo dục và đào tạo; Chi cục Thuế, Kho bạc; Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao làm ủy viên.

BCĐ Tổng điều tra cấp huyện được thành lập Tổ Thường trực giúp việc. Tổ Thường trực do 01 Lãnh đạo Chi cục Thống kê làm Tổ trưởng; Phó Trưởng phòng Nội vụ cùng cấp làm Tổ phó. Thành viên Tổ Thường trực gồm: Công chức của Chi cục Thống kê và các cơ quan cùng cấp có thành viên trong Ban Chỉ đạo Tổng điều tra.

Tổ Thường trực chịu sự điều hành trực tiếp của BCĐ; có nhiệm vụ giúp BCĐ tổ chức, thực hiện cuộc Tổng điều tra. Tổ Thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm và tự giải thể cùng với việc giải thể của BCĐ.

Cấp xã, phường, thị trấn: Thành lập BCĐ Tổng điều tra đối với tất cả các xã, phường, thị trấn. Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành lập BCĐ Tổng điều tra cấp xã.

Thành phần BCĐ Tổng điều tra cấp xã gồm: Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch) UBND làm Trưởng ban; công chức Văn phòng - Thống kê làm ủy viên thường trực và một số công chức có liên quan là ủy viên.

BCĐ Tổng điều tra cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra theo đúng phương án của BCĐ Tổng điều tra Trung ương và Kế hoạch của BCĐ Tổng điều tra Thành phố, chịu trách nhiệm về sự thành công của cuộc Tổng điều tra tại địa phương mình; Kịp thời báo cáo BCĐ Tổng điều tra Thành phố những vấn đề mới phát sinh để thống nhất xử lý, giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện.

Trưởng BCĐ Tổng điều tra cấp huyện sử dụng con dấu của UBND cấp huyện. Phó Trưởng ban Thường trực sử dụng con dấu của Chi Cục Thống kê cấp huyện trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện phát sinh giao dịch trong quá trình tổ chức thực hiện cuộc Tổng điều tra.

BCĐ cấp xã được sử dụng con dấu của UBND xã, phường, thị trấn trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện giao dịch phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện cuộc Tổng điều tra. BCĐ Tổng điều tra cấp huyện, cấp xã tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ Tổng điều tra. 

Về thời gian tiến hành: Thành lập BCĐ Tổng điều tra và Tổ Thường trực cấp huyện trước ngày 10/10/2020; Thành lập BCĐ Tổng điều tra cấp xã trước ngày 10/11/2020.


Hoàng Ngân


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t