Ứng dụng tuyên truyền qua các phương tiện CNTT, đa dạng hóa hình thức PBGDPL (13:48 28/07/2020)


HNP - Công tác Tư pháp của Thành phố, 6 tháng đầu năm 2020, được các cấp, ngành Thành phố triển khai chủ động, kịp thời, cơ bản toàn diện, đúng trọng tâm các nhiệm vụ được giao, gắn kết chặt chẽ với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhiệm vụ chính trị của Thành phố. Qua đó, đã đóng góp hiệu quả vào hoạt động chỉ đạo, điều hành của chính quyền, góp phần tích cực trong xây dựng và phát triển mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô.

6 tháng đầu năm 2020, trong điều kiện tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng thời, thực hiện việc hạn chế tổ chức các cuộc họp, hội nghị, các hoạt động đông người và thực hiện cách ly xã hội theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật được ưu tiên qua dùng các hình thức CNTT, tập trung các hoạt động tuyên truyền pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh Covid-19 trên các báo, đài của Trung ương và Hà Nội, trên Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Thành phố, trên hệ thống truyền thanh cơ sở. Cụ thể: Đã biên soạn tài liệu phát thanh phát trên hệ thống loa truyền thanh xã, phường, thị trấn; biên soạn và phát hành 420.000 tờ gấp tìm hiểu pháp luật về các nội dung: pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và trách nhiệm pháp lý đối với một số hành vi vi phạm,...; biên soạn tài liệu sách tìm hiểu pháp luật về bảo hiểm xã hội, pháp luật về quản lý và sử dụng nhà chung cư, Bộ luật lao động và các tờ gấp về: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, về đất đai, dân quân tự vệ, bảo hiểm y tế,....Tính đến 15/6/2020, Trang thông tin tuyên truyền, phổ biến pháp luật Thành phố đã đăng tải 3.198 tin, bài phản ánh một số hoạt động PBGDPL của các quận, huyện, sở, ngành; tập trung tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid 19. Cuộc thi “Tìm hiểu trực tuyến pháp luật phòng, chống tham nhũng gắn với quy tắc ứng xử trong trường học và quy tắc ứng xử nơi công cộng” đã thu hút 187.905 lượt truy cập với 53.466 học sinh tham gia thi tìm hiểu.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, các quận, huyện, thị xã tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền đảm bảo an ninh, chính trị, an toàn trong dịp tết Nguyên Đán; đẩy mạnh tuyên truyền trong đạt cao điểm về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh Covid -19 ngay từ giai đoạn đầu (đầu tháng 02/2020). Các hình thức tuyên truyền sáng tạo được phát huy, như: lập fagpage tuyên truyền (Thị xã Sơn Tây, Sóc Sơn, Cầu Giấy); tuyên truyền dưới nhiều thứ tiếng cho người nước ngoài (Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Thị xã Sơn Tây); tuyên truyền trên hệ thống loa lưu động xe máy, xe tay kéo (Ba Đình, Đống Đa, Mỹ Đức, Mê Linh, Hoàn Kiếm); tuyên truyền qua xây dựng đĩa, in ấn và phát hành đĩa (Hà Đông, Thanh Trì, Hai Bà Trung, Đống Đa); tuyên truyền qua tin nhắn điện tử (Thanh Xuân); tuyên truyền qua mô hình cầu thang pháp luật (Thanh Xuân, Cầu Giấy); tuyên truyền qua màn hình Led (Tây Hồ, Cầu Giấy); qua mạng xã hội Zalo (Đống Đa).... Việc tuyên truyền trực quan đã được các quận, huyện, thị xã đẩy mạnh và đạt được những kết quả đáng ghi nhận như: tổ chức 151 đoàn xe tuyên truyền trên địa bàn quận, huyện, 459 lượt tuyên truyền cổ động; phát hành 3,152.543 tờ rơi (trong đó có 11.000 tờ rơi tiếng: Anh, Trung, Hàn, Nhật), 2.927 sách, sổ tay, cẩm nang, treo han 180.867 pa no, áp phích, băng rôn, khẩu hiệu; tổ chức 466 điểm tuyên truyền lưu động; dán cổ động trực quan và tuyên truyền đến 66 di tích, 1.088 cơ sở lưu trú và 541 điểm công cộng khác trên địa bàn Thành phố, mở 299 điểm phát khẩu trang và đặt nước rửa tay sát khuẩn miễn phí. Huy động các sinh viên trường đại học Hà Nội, cộng đồng dân cư biết ngoại ngữ hỗ trợ công tác phiên dịch, tuyên truyền phòng chống dịch.

Nhằm nâng cao chất lượng công tác hòa giải ở cơ sở, các đơn vị đã đẩy mạnh Tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở trong việc phát hiện kịp thời mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư để tiến hành hòa giải kịp thời và chỉ đạo đẩy mạnh phong trào xây dựng mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” tại địa phương. Theo báo cáo của 30/30 quận, huyện, thị xã, có 541/579 xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, đạt tỷ lệ 93,43% (cao hơn năm 2018: 515/584, đạt tỷ lệ 88,2%). Trong đó, nhiều quận, huyện có số phường, xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đạt tỷ lệ 100%.

UBND Thành phố đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, đoàn thể tham gia vào hoạt động trợ giúp pháp lý (TGPL), đáp ứng nhu cầu của người được hưởng chính sách của nhà nước về TGPL trên địa bàn Thành phố. Trong 6 tháng đầu năm 2020, Trung tâm TGPL Nhà nước đã tiếp 98 lượt người đến yêu cầu tư vấn tại trụ sở với 98 vụ việc thuộc các lĩnh vực pháp luật: hình sự, dân sự, đất đai, hành chính, hôn nhân và gia đình; đã cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng để bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho 403 người trong 403 vụ việc trợ giúp pháp lý (Tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019).

Đặc biệt, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến hiện có tại cấp huyện, xã tiếp tục được duy trì hiệu quả, đạt tỷ lệ cao tại 7 nhóm TTHC lĩnh vực hộ tịch. Từ 01/01/2020 đến ngày 20/5/2020, toàn Thành phố đã giải quyết qua dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 154.324 hồ sơ (đạt tỷ lệ 90,4%) và 3.720 hồ sơ giải quyết qua dịch vụ công mức độ 4 (đạt tỷ lệ 2,2%). Đến hết tháng 6/2020, sẽ hoàn thành xây dựng dịch vụ công trực tuyến đối với 100% các TTHC lĩnh vực Tư pháp thuộc 3 cấp của Thành phố.

Để công tác Tư pháp của Thành phố tiếp tục có những chuyển biến tích cực hơn nữa, góp phần đắc lực nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành mọi mặt kinh tế xã hội Thành phố trong 6 tháng cuối năm 2020, UBND Thành phố tập trung chỉ đạo các Sở, ngành thường xuyên kiểm tra, rà soát các văn bản do HĐND, UBND Thành phố ban hành nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời xử lý. Đồng thời, đẩy mạnh công tác PBGDPL tập trung vào những vấn đề quan trọng, thiết yếu, xã hội quan tâm như: phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, trật tự an toàn xã hội, các VBQPPL mới,....

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tập huấn chuyên sâu nhất là kỹ năng xử phạt vi phạm hành chính, kỹ năng theo dõi thi hành pháp luật để nâng cao năng lực đội ngũ tham mưu trong xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật; tổ chức khảo sát, tọa đàm đánh giá tình hình thi hành pháp luật về các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những vi phạm; triển khai các biện pháp đào tạo bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ luật sư, công chứng viên, đấu giá viên, thừa phát lại,... Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động tự quản của các hội nghề nghiệp bổ trợ tư pháp.


Hoàng Nam


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t