Đề xuất di dời cơ sở ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi (21:17 03/07/2020)


HNP - Ngày 01/7, UBND thành phố Hà Nội đã có Tờ trình số 117/TTr-UBND về việc ban hành Nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo số liệu thống kê tại thời điểm tháng 5/2020, toàn thành phố có khoảng 207.587 cơ sở, hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm, cụ thể: 156.456 con trâu, bò/52.664 hộ, cơ sở chăn nuôi; 1.229.051 con lợn/44.655 hộ, cơ sở chăn nuôi lợn; 42.616.059 con gia cầm/109.873 hộ, cơ sở chăn nuôi; 14.297 con dê/395 hộ, cơ sở chăn nuôi.

Các phường thuộc các quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc 5 huyện ven đô (Đan Phượng, Hoài Đức, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì) đề xuất không được phép chăn nuôi trên địa bàn hiện có 203.804 con gia súc, gia cầm/3.354 trang trại, nông hộ (có 91.545 con gia súc, gia cầm/3.300 nông hộ, 112.259 con gia súc, gia cầm/54 trang trại).

Đối với các phường thuộc các quận nội thành, 4 phường thuộc thị xã Sơn Tây, các thị trấn thuộc 5 huyện ven đô, các khu đô thị được các cấp có thẩm quyền phê duyệt với số lượng chăn nuôi rất ít, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường chăn nuôi ngày càng có nguy cơ ô nhiễm, khả năng lây lan dịch bệnh cao, có nhiều mối nguy về mất vệ sinh ATTP, điều này đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tác động không tốt đến sự phát triển của đô thị. Vì vậy, 3.354 nông hộ, trang trại chăn nuôi với khoảng 2.606 lao động, trong đó, 1.033 nông hộ/2.066 lao động, 54 trang trại /540 lao động (không tính số lao động ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tận dụng hoặc nuôi phục vụ nhu cầu thực phẩm của gia đình mang lại hiệu quả kinh tế rất thấp, không lấy chăn nuôi làm nguồn thu nhập chính) cần phải dừng hoạt động hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định.

Để thực thi chính sách có hiệu quả cao, cần phải hỗ trợ một phần khó khăn trong sản xuất và cuộc sống của người chăn nuôi khi phải di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đến vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, rất cần sự quan tâm của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nhân dân.

Theo đó, UBND thành phố đề xuất HĐND thành phố Hà Nội xem xét hỗ trợ đối với chăn nuôi trâu bò và vật nuôi khác (thường xuyên có từ 1 con trâu bò hoặc 20 con dê trở lên; chăn nuôi lợn có từ 2 con lợn nái hoặc dưới 5 con lợn thịt; từ 1 con lợn nái và 3 con lợn thịt trở lên; đối với chăn nuôi gia cầm từ 200 con thương phẩm hoặc từ 100 con gia cầm sinh sản trở lên).

Bên cạnh đó, xem xét hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề với mức học phí tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn là 30.000 đồng/người/ngày thực học. Mức hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khóa học (đối với người tham gia học nghề ở xa nơi cư trú từ 15km trở lên)...

Nếu được chấp thuận, các cơ sở chăn nuôi ngừng hoạt động chăn nuôi hoặc di dời ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi được thực hiện từ khi Nghị quyết có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2023.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t