Ý thức bảo vệ môi trường của một số tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực thủy lợi còn hạn chế (20:21 26/06/2020)


HNP - Trong nội dung Công văn số 279/CCTL-QLTNN ban hành ngày 23/6, Chi cục Thủy lợi Hà Nội đã thông tin về tình hình thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với lĩnh vực được giao quản lý.

Thời gian qua, công tác thi hành pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy lợi luôn được Chi cục Thủy lợi Hà Nội quan tâm, trú trọng thực hiện. Đơn vị đã tham mưu Sở NN&PTNT ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường, cụ thể năm 2015 ban hành 17 văn bản, năm 2016 là 15 văn bản, năm 2017 là 16 văn bản, năm 2018 là 22 văn bản, năm 2019 là 57 văn bản, tính đến tháng 5/2020 đã ban hành 29 văn bản.

Về chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thanh tra, kiểm tra, xử lý, giải tỏa vi phạm pháp luật về lĩnh vực thủy lợi trên địa bàn thành phố giai đoạn 2014-2020, trong đó: Năm 2015, Chi cục đã phối hợp với Thanh tra Sở NN&PTNT tiến hành kiểm tra hoạt động xả thải đối với 10 tổ chức cá nhân xả nước thải vào hệ thống công trình thủy lợi, lập biên bản vi phạm hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tương tự, năm 2017 con số này là 40 tổ chức, cá nhân; năm 2019 là 10 tổ chức, cá nhân hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, trong đó kiểm tra 5 tổ chức, cá nhân có hoạt động xả thải vào công trình thủy lợi, 5 tổ chức, cá nhân xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi. Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 đã được Sở NN&PTNT phê duyệt, dự kiến tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với 50 tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải, xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố.

Về tình hình tuân thủ của tổ chức, cá nhân, theo Chi cục Thủy lợi Hà Nội, mặc dù, UBND thành phố, Sở NN&PTNT đã có nhiều văn bản đôn đốc, hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã và các doanh nghiệp thủy lợi tăng cường công tác tuyên truyền, xử lý chống lấn chiếm vi phạm công trình thủy lợi; xả nước thải, chất thải vào công trình thủy lợi, nhưng đến nay hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Các hành vi vi phạm chủ yếu gồm: Xây dựng nhà cấp 3, cấp 4; xây dựng nhà xưởng; dựng lều, lán, công trình phụ, công trình khác; làm lò gạch; trồng cây; đào đất, đổ đất, phế thải, vật liệu; xả nước thải chưa qua xử lý vào công trình thủy lợi...

Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: Ý thức tuân thủ các quy định pháp luật về bảo vệ công trình thủy lợi, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước trong hệ thống công trình thủy lợi của người dân và một số cán bộ địa phương còn hạn chế. Từ đó dẫn đến tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, xả nước thải, chất thải diễn ra hết sức phức tạp. Đáng ngại, số vụ vi phạm mới vẫn phát sinh nhiều và tồn đọng nhiều vụ vi phạm cũ không giải tỏa được. Mặt khác, công tác tuyên truyền và xử lý vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi chưa được các cấp chính quyền địa phương, các doanh nghiệp thủy lợi quan tâm đúng mức. Hầu hết các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa được cắm mốc chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi dẫn đến tình trạng vi phạm diễn ra phức tạp, chủ yếu là các vi phạm giai đoạn từ năm 2010 trở về trước.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t