Thí điểm mô hình hỗ trợ quyền người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội tại quận Ba Đình và Cầu Giấy (12:49 25/03/2020)


HNP - Sở Lao động-TB&XH vừa ban hành Kế hoạch số 769/KH-SLĐTBXH triển khai thực hiện Đề án thí điểm “Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn xã hội” trên địa bàn quận Ba Đình và quận Cầu Giấy năm 2020.

Kế hoạch đặt ra chỉ tiêu tiếp cận, tư vấn cho 300 người/năm (mỗi quận 150 người/năm); Truyền thông, tư vấn nhóm quy mô nhỏ cho 80 người/năm (mỗi quận 40 người/năm); Tập huấn, tuyên truyền cho trên 80 người là đại diện chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ được nâng cao nhận thức của pháp luật về lao động, thực hiện đảm bảo đầy đủ các quyền của người lao động theo quy định của pháp luật; Tập huấn, tuyên truyền cho trên 160 người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ được cung cấp thông tin, kiến thức về các quyền của người lao động, được đào tạo, tập huấn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; Đảm bảo có 90% người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn áp dụng thí điểm được đảm bảo các quyền cơ bản theo quy định cua pháp luật; có trên 90% chủ cơ sở ký cam kết thực hiện đầy đủ các quyền của người lao động.

Để đạt được chỉ tiêu đề ra, Sở LĐ,TB&XH sẽ tổ chức tập huấn nâng cao năng lực thành viên nòng cốt của nhóm đồng đẳng trong việc tiếp cận cộng đồng, tư vấn tâm lý; kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, phòng chống HIV; các VBQPPL liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ nhằm nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực cho thành viên nòng cốt, tiếp cận viên, tuyên truyền viên khi thực hiện việc tiếp cận, thu thập dữ liệu và hỗ trợ cho người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ.

Hàng tháng, mỗi tiếp cận viên tiếp cận tối thiểu 10 người lao động làm việc trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ để tìm hiểu các thông tin cơ bản về người lao động; nắm bắt những rào cản, nguy cơ của người lao động; nguyện vọng, nhu cầu và những khó khăn của họ; trực tiếp cung cấp thông tin; giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ xã hội cho NLĐ. Đánh giá, sàng lọc, tổng hợp báo cáo nhu cầu của NLĐ; mỗi tháng chuyển gửi và hỗ trợ tối thiểu 10 người lao động được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội.

Cùng với đó, tăng cường tuyên truyền về các VBQPPL liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động để chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ được nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong việc thực hiện vấn đề đảm bảo quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định pháp luật. Tuyên truyền, cung cấp các dịch vụ can thiệp giảm hại, dự phòng HIV/AIDS và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, chủ sử dụng để người lao động được cung cấp khái quát kiến thức pháp luật về phòng chống mại dâm; quyền và nghĩa vụ của người lao động, chủ sử dụng lao động theo Bộ luật Lao động, Luật An toàn - Vệ sinh lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác phòng chống tệ nạn xã hội.


Hoàng Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t