Hà Nội: 90 công trình cấp nước sạch tập trung hoạt động ổn định (11:48 07/12/2019)


HNP - Sở NN&PTNT Hà Nội vừa có Báo cáo số 644/BC-SNN về công tác phối hợp trong quản nước sạch nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2019.

Theo Sở NN&PTNT, giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 6-2019, về tiêu chí môi trường và ATTP trong xây dựng NTM đã có 380 xã đạt và cơ bản đạt, còn 6 xã chưa đạt, có 100% hộ dân trên địa bàn thành phố được sử dụng nước sinh hoạt đảm bảo vệ sinh, trong đó, trên 57% số hộ dân được được sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. 

Trong giai đoạn từ năm 2015 trở về trước, khu vực nông thôn thành phố đã thực hiện 119 công trình cấp nước tập trung có sử dụng ngân sách nhà nước bằng nhiều nguồn vốn, như: Chương trình mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình 134, Chương trình 135, ngân sách huyện, ngân sách thành phố, ngân sách Trung ương hỗ trợ... Đến nay, có 90 công trình hoạt động ổn định, 26 công trình hoạt động kém hiệu quả hoặc ngừng hoạt động và 3 công trình đã được UBND thành phố cho thanh lý.

Về mô hình hoạt động quản lý các công trình cấp nước, gồm: Cộng đồng, UBND các xã, hợp tác xã, doanh nghiệp và mô hình khác (đại diện chủ đầu tư các trạm cấp nước đang tạm quản lý). Còn về hiệu quả hoạt động các công trình cấp nước: Tổng số công trình cấp nước tập trung hiện có 119 (công trình), trong đó: Hoạt động bền vững 28 công trình; tương đối bền vững 31 công trình; kém bền vững 31 công trình; không hoạt động 29 công trình.

Sở NN&PTNT cho biết, hầu hết các huyện trên địa bàn thành phố đã được cung cấp nước sạch từ hệ thống cấp nước sạch của thành phố hoặc các trạm cấp nước tập trung nông thôn. Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn nông thôn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 877.958 giếng khoan và giếng đào đang được nhân dân khai thác sử dụng với mục đích sinh hoạt với lưu lượng khai thác khoảng 450.000m3/ngày đêm.

Trong những năm qua, thành phố một mặt tích cực tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia đấu nối vào hệ thống cấp nước sạch của thành phố, mặt khác khuyến khích người dân lấp giếng khoan, giếng đào nhằm bảo nguồn nước ngầm. Tính đến nay, trên địa bàn các huyện, thị xã đã lấp được khoảng 166.000 giếng khoan, giếng đào. Dự kiến, đến hết năm 2025 sẽ lấp từ 55 đến 60% tổng số giếng tương đương từ 480.000 đến 530.000 giếng. Số giếng khoan, giếng đào còn lại, thành phố sẽ triển khai san lấp vào giai đoạn 2025-2030.

Từ năm 2016, UBND thành phố đã có nhiều chỉ đạo đẩy mạnh công tác xã hội hoá cũng như quan điểm phát triển mạng cấp nước trên địa bàn thành phố không phân biệt nước sạch đô thị và nước sạch nông thôn và giao đầu mối quản lý nhà nước về nước sạch là Sở Xây dựng. Thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Sở NN&PTNT đã tổ chức bàn giao và thực hiện công tác phối hợp với Sở Xây dựng trong quá trình quản lý nhà nước về nước sạch nông thôn. Đồng thời, tổng hợp thu thập hồ sơ các công trình có liên quan theo chỉ, đạo của UBND thành phố để gửi Sở Xây dựng tiếp nhận quản lý.

Để thực hiện đồng bộ các giải pháp tổ chức quản lý nhà nước về nước sạch trên địa bàn thành phố, Sở NN&PTNT đề nghị Sở Xây dựng tiếp nhận hồ sơ các công trình cấp nước tập trung nông thôn đã được đầu tư trong giai đoạn trước đây và thực hiện đồng bộ các các giải pháp quản lý nhà nước về nước sạch theo đúng quy định.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t