Chăm sóc người có công: Nhiều tấm gương sáng giúp người - giúp đời (15:22 30/11/2019)


HNP - Phong trào “Quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đối tượng” được Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội duy trì từ nhiều năm nay đã được đông đảo cán bộ, viên chức các đơn vị hưởng ứng, qua đó giúp các đối tượng là những người yếu thế trong xã hội được chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo cả về vật chất lẫn tinh thần.

Đối tượng thuộc các đơn vị nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công và các đơn vị bảo trợ xã hội của Sở Lao động Thương binh và Xã hội đều hết sức đặc thù, chủ yếu là thương bệnh binh nặng, bố, mẹ liệt sỹ, người bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin, trẻ em mồ côi bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em khuyết tật nặng, người già không nơi nương tựa, người bị tâm thần mãn tính... vì vậy đòi hỏi đội ngũ những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng phải nỗ lực, tâm huyết, tinh thần trách nhiệm cao. Xuất phát từ yêu cầu đó, cán bộ, viên chức các đơn vị đã luôn tận tụy, hết lòng vì đối tượng, sẵn sàng phục vụ, chăm sóc các đối tượng như những người thân ruột thịt của mình. Và cũng chính từ những việc làm thường ngày ấy, tại các Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng với những việc làm hết sức bình dị nhưng đáng được trân trọng. 
 
Tiêu biểu là anh Phùng Quang Trung, cán bộ cấp dưỡng, Trung tâm Điều dưỡng người có công số II Hà Nội. Anh luôn trăn trở làm thế nào để chế biến ra những món ăn vừa ngon, vừa đảm bảo sức khỏe cho các đối tượng người có công. Hay chị Phạm Thị Hằng, Phó Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính, Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin Hà Nội, người cán bộ luôn đồng cảm, sẵn sàng sẻ chia với nỗi đau của các nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Chị đã trích một phần nhỏ trong đồng lương ít ỏi của mình để mua hoa quả, mua nguyên vật liệu hướng dẫn đối tượng làm bánh... chỉ với một mong muốn là các nạn nhân có được niềm vui mỗi ngày. Hay chị Đào Thị Huyền, trưởng phòng chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội; chị Ngô Kim Ngân, nhân viên phòng Y tế nuôi dưỡng, Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội, những cán bộ luôn thấu hiểu, sẻ chia, yêu thương trẻ với một trái tim nhân hậu; hay chị Chu Thị Minh Phương, nhân viên tổ 2, phòng chăm sóc bệnh nhân thuyên giảm, Trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần số 2 Hà Nội… Đây là những cán bộ đã hết mình chăm sóc cho người tâm thần đặc biệt nặng như những người thân của mình. Ngoài ra, tập thể cán bộ, viên chức và người lao động của các nghĩa trang Thành phố thuộc Ban phục vụ lễ tang Hà Nội lại lặng lẽ ngày đêm chăm chút từng nén hương, cành cây, ngọn cỏ cho phần mộ các anh hùng liệt sĩ đang yên nghỉ tại các nghĩa trang của Thành phố. Đ
 
Bên cạnh việc chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đối tượng, các đơn vị bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động Thương binh và Xã hội còn tích cực kêu gọi, vận động các tập thể, cá nhân trong nước và quốc tế hỗ trợ kinh phí nhằm nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho các đối tượng bảo trợ xã hội, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như: Làng trẻ em Birla Hà Nội, Trung tâm Bảo trợ Xã hội III, Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật, Cơ sở cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội... Qua đó, đã góp phần xây dựng nên các Trung tâm Bảo trợ Xã hội thực sự trở thành mái nhà thân thương, những địa chỉ tin cậy đầy tình nghĩa cho đối tượng xã hội.
 
Cùng với những tấm gương điển hình trong lĩnh vực công tác quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội và đối tượng người có công, lĩnh vực công tác phòng, chống tệ nạn xã hội cũng xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu với những việc làm đầy ý nghĩa, thiết thực mang đậm tính nhân văn của những chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống tệ nạn xã hội. Các đối tượng bảo trợ xã hội không chỉ là những đứa trẻ mồ côi bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, trẻ bị nhiễm HIV/AIDS hay những người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, người bị tâm thần mãn tính… mà còn là những đối tượng phức tạp, gồm đủ mọi thành phần; có đến 70-80% có tiền án tiền sự hoặc bị nhiễm HIV/AIDS thì các cán bộ chăm sóc phải làm việc với một nghị lực và bản lĩnh cứng rắn, mềm nắn, rắn buông để có thể cảm hóa được những mảnh đời đã một thời lầm lỡ đắm chìm trong ma túy. Môi trường làm việc đặc thù, nhiều rủi ro, song, cán bộ viên chức các Cơ sở cai nghiên ma túy luôn tận tâm, nỗ lực cố gắng vượt qua nhiều khó khăn để chữa trị, giáo dục họ quyết tâm từ bỏ được ma túy, trở thành người có ích cho xã hội. Tiêu biểu trong lĩnh vực này có anh Hoàng Văn Thảo, Đội trưởng Đội 2, Cơ sở cai nghiện ma túy số 4 Hà Nội; anh Trần Trung Hiếu, Y sỹ, Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Hà Nội - những cán bộ đầy nhiệt huyết, sáng tạo, cống hiến hết mình cho công tác cai nghiện ma túy.
 
Những việc làm nhân ái kể trên không chỉ đơn giản là nhiệm vụ mà đối với các cán bộ, viên chức các đơn vị đây còn là trách nhiệm nhằm làm vơi đi phần nào những khó khăn, thiệt thòi mà các đối tượng như thương bệnh binh nặng, bố, mẹ liệt sỹ, người bị nhiễm chất độc màu da cam/dioxin, trẻ em mồ côi bị bỏ rơi, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS, trẻ em khuyết tật nặng, người già không nơi nương tựa, người bị tâm thần mãn tính đang phải gánh chịu. 

Nghi Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t