Hà Nội: Bảo vệ an ninh tài nguyên nước gắn với biến đổi khí hậu (14:25 14/11/2019)


HNP - Sở NN&PTNT Hà Nội vừa rà soát an ninh tài nguyên nước gắn với triển khai thực hiện Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu trên địa bàn thành phố.

Theo đó, hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố gồm: 95 hồ chứa, 407 bai đập, 1.837 trạm bơm điện với 4.139 máy bơm các loại, 430 trạm bơm dã chiến và 35.422 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 20.017km. Từ năm 2012 đến nay, trên địa bàn thành phố đã đầu tư xây dựng được cơ bản các công trình hạ tầng về thủy lợi đảm bảo việc tưới, tiêu theo quy hoạch đã được phê duyệt.

Về sử dụng nguồn nước của các địa phương trong giai đoạn 2012-2018: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp sử dụng nước tưới năm 2018 là hơn 321.991ha; cung cấp nước cho nhà máy nước sinh hoạt 150.000m3/ngày - đêm. Trong giai đoạn từ năm 2012-2018, trên địa bàn thành phố không xảy ra thiếu nước sinh hoạt và nước sản xuất.

Thời gian qua, trên địa bàn thành phố áp dụng các mô hình sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên nước, gồm canh tác lúa áp dụng theo các phương thức canh tác tiên tiến. Cụ thể, từ năm 2006 đến nay, đã triển khai 126 mô hình ứng dụng SRI, trong đó: 43 mô hình quy mô từ 2 đến 4ha, 10 mô hình mô hình quy mô 10ha, 73 mô hình mô hình quy mô 50ha. Sở NN&PTNT cũng đã giao các đơn vị chuyên môn triển khai xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến, trong đó có lồng ghép nội dung tưới tiết kiệm trong sản xuất trồng trọt với tổng diện tích ứng dụng hơn 16.896ha.

Số lượng, tỷ lệ hồ chứa thủy lợi trên địa bàn thành phố đã được cải tạo, nâng cấp và xây mới giai đoạn 2012-2019 là 117 hồ chứa, đập thủy lợi Trong đó, một số hồ chứa được đầu tư cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn trung ương và thành phố, như: Nâng cấp hồ chứa nước Đồng Mô - Ngải Sơn (thị xã Sơn Tây) với kinh phí 71 tỷ đồng; nâng cấp hồ chứa nước Đồng Sương (huyện Chương Mỹ) với kinh phí 67 tỷ đồng; nâng cấp hồ chứa nước Xuân Khanh (thị xã Sơn Tây) với kinh phí trên 26 tỷ đồng...

Về công trình đê điều, trên địa bàn thành phố có các sông lớn chảy qua, như: Sông Đà, sông Hồng, sông Đuống, sông Đáy, sông Tích, sông Bùi, sông cầu, sông Cà Lồ với tổng số chiều dài đê hơn 626,5km. Ngoài ra, còn 41 tuyến đê bao, đê bối và đê chuyên dùng với tổng chiều dài hơn 132,8km. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Bộ NN&PTNT và thành phố, hệ thống đê điều trên địa bàn thành phố được đầu tư duy tu, sửa chữa và nâng cấp, đảm bảo cao trình chống lũ, phòng chống thiên tai, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Theo phân cấp, thành phố quản lý và đầu tư các tuyến đê từ cấp III trở lên đến cấp đặc biệt; các quận, huyện, thị xã quản lý và đầu tư các tuyến đê từ cấp IV trở xuống.

Đáng chú ý, một số dự án đầu tư đã hoàn thành đưa khai thác sử dụng hiệu quả, như: Cải tạo nâng cấp tuyến đê hữu Đà, hữu Hồng (huyện Ba Vì); cứng hóa mặt đê kết hợp làm đường giao thông sông Cà Lồ (huyện Sóc Sơn); xử lý sự cố kè Thanh Điềm (huyện Mê Linh); nâng cấp tuyến đê hữu Hồng đoạn từ K2+030 đến K8+800 đê Vân Cốc (huyện Phúc Thọ và Đan Phượng)… Một số dự án đầu tư đang triển khai, gồm: Xây dựng đường hành lang chân đê hữu Đà, hữu Hồng (huyện Ba Vì); xử lý tổng thể khu vực kè Thanh Am và sạt lở đầu cầu Đuống; xử lý sạt lở bờ hữu sông Hồng xã Minh Quang (huyện Ba Vì); kè bờ hữu sông Hồng khu vực An Cảnh (huyện Thường Tín); xử lý sạt lở kè Lam Điền (huyện Chương Mỹ); cải tạo, nâng cấp mặt đê tả Đáy (huyện Hoài Đức)...


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t