Hà Nội: 10.080 lao động tham gia học các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề dưới 3 tháng (21:48 11/10/2019)


HNP - Đó là những nỗ lực trong hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề tập huấn nâng cao trình độ quản trị kinh doanh từ 3 tháng đến 1 năm trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện nay, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề dưới 3 tháng cho lao động nông thôn được triển khai theo kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009, của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch khuyến công hằng năm của thành phố. Đáng chú ý, từ năm 2015 đến hết năm 2018, Sở Công Thương đã tổ chức 288 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề dưới 3 tháng cho 10.080 lao động...

Ngoài việc truyền nghề và nhân cấy nghề, Sở Công Thương còn tổ chức 25 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị, thiết kế mẫu, xuất nhập khẩu, quản trị bán hàng, quản trị tài chính không quá 7 ngày cho 2.500 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở từ nguồn kinh phí khuyến công địa phương. Sở NN&PTNT hằng năm đều thực hiện tập huấn nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cho lao động và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, trung bình 1.200 người/năm.

Theo Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND của HĐND thành phố, chính sách truyền nghề, nhân cấy nghề từ 3 tháng đến 1 năm do ngân sách huyện hỗ trợ trực tiếp thông qua các cơ sở sử dụng lao động hoặc tổ chức đào tạo nghề trên cơ sở xác nhận của UBND xã, kế hoạch và chỉ đạo của UBND thành phố (Ngân sách thành phố hỗ trợ bổ sung có mục tiêu cho các quận, huyện, thị xã trong thời kỳ ổn định ngân sách theo quy định; ngành nghề được hỗ trợ đào tạo: Gốm sứ, đậu bạc, thúc đồng, điêu khắc, sơn mài, khảm trai). Ngoài chính sách truyền nghề, nhân cấy nghề thực hiện theo Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND của HĐND thành phố, hằng năm thành phố cũng bố trí bình quân 70 tỷ đồng/năm để thực hiện đào tạo nghề theo Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Chính phủ, trong đó, có 17 nghề phi nông nghiệp do UBND thành phố phê duyệt danh mục.

Đến nay, UBND các quận, huyện, thị xã và các hiệp hội làng nghề đều nhận thấy việc hỗ trợ cho công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động trong các làng nghề là rất cần thiết. Theo quy định tại Nghị định 52/2018/NĐ-CP của Chính phủ, nội dung và mức chi cụ thể cho việc đào tạo nhân lực thuộc thẩm quyền của UBND thành phố, Sở NN&PTNT sẽ phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho UBND thành phố theo quy định.


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t