Tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công (19:45 03/08/2019)


HNP - Ngày 30/7, Liên đoàn Lao động thành phố ban hành Văn bản số 431/LĐLĐ về việc tham gia phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công giai đoạn 2019-2023.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả Công đoàn tham gia giải quyết tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công, Ban Thường vụ LĐLĐ thành phố Hà Nội yêu cầu LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, CĐ cấp trên cơ sở tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục tư tưởng chính trị và kiến thức pháp luật bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông qua các ứng dụng mạng xã hội, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của đoàn viên, người lao động trong việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về vai trò của tố chức Công đoàn trong chăm lo, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động; về tinh thần cảnh giác với các thủ đoạn của các thế lực thù địch đang lợi dụng, lôi kéo đoàn viên, người lao động nhằm thực hiện những mưu đồ xấu.

Tăng cường công tác tham gia kiểm tra, giám sát cúa các cấp công đoàn nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật của doanh nghiệp; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, mong muốn chính đáng của người lao động để có biện pháp kịp thời hạn chế đến mức thấp nhất tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công xảy ra. Tổ chức các buổi tập huấn cho đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, đặc biệt là công đoàn cơ sở về các kỹ năng phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động tập thể và ngừng việc; phản ứng nhanh đối với các vụ ngừng việc tập thể, đình công có yếu tố an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Nâng cao chất lượng công tác tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý của công đoàn; triển khai rộng rãi phần mềm tư vấn pháp luật trực tuyến của Tổng LĐLĐ Việt Nam; đẩy mạnh các hình thức tư vấn pháp luật lưu động, tư vấn pháp luật tại nơi ở, nơi làm việc của đoàn viên, người lao động. Tổ chức có hiệu quả hoạt động đối thoại, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT); tiếp tục tăng cường đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền chuyên môn đồng cấp với công nhân lao động và đoản viên công đoàn; triển khai thực hiện Đề án nâng cao năng lực đối thoại và thương lượng, ký kết TƯLĐTT giai đoạn 2019-2023 của Tổng LĐLĐ Việt Nam; thương lượng, ký kết TƯLĐTT nhóm doanh nghiệp. Phối hợp với chính quyền và các cơ quan chức năng kịp thời phát hiện, ngăn chặn các phần tử xấu lợi dụng, kích động, lôi kéo, đe dọa người lao động, đoàn viên công đoàn buộc họ tham gia ngừng việc tập thể hoặc ngăn cản người lao động quay trở lại doanh nghiệp làm việc.

Về tham gia giải quyết khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công, LĐLĐ các quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, CĐ cấp trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, sở, ban, ngành xác định nguyên nhân xảy ra tranh chấp lao động; vận động người lao động quay trở lại làm việc nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ động đề nghị người sử dụng lao động tổ chức đối thoại để thương lượng, thỏa thuận, giải quyết các vướng mắc trên cơ sở đảm bảo các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, đồng thời, đảm bảo ổn định sản xuất kinh doanh.

Đối với các cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể và đình công do chủ doanh nghiệp bỏ trốn, doanh nghiệp phá sản, các Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở phải nắm chắc tình hình của doanh nghiệp vả người lao động, đề xuất các giải pháp đảm bảo giải quyết quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, đặc biệt là quyền lợi của lao động nữ, lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ, tiến hành các thủ tục khởi kiện doanh nghiệp ra Tòa án theo quy định của pháp luật.


Hoàng Anh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t