Hà Nội có 8.108 nhà giáo làm việc trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (16:36 08/06/2019)


HNP - Đó là những nỗ lực sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 6/6/2014, của Ban Bí thư khóa XI về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nhân lực có tay nghề cao” trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trong 5 năm qua, thành phố Hà Nội luôn coi công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên giáo dục nghề nghiệp là khâu then chốt quyết định đến chất lượng đào tạo nghề nhất là đào tạo nghề chất lượng cao. Tính riêng giai đoạn 2015 - 2018, thành phố đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho 351 lượt giáo viên.

Đáng chú ý, tính đến tháng 12/2018, Hà Nội có tổng số 8.108 nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (tăng 67,65% so với năm 2014 là 4.836 người). Trong đó: 3.931 nhà giáo tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng, 1.793 nhà giáo dạy tại các trường trung cấp và 2.384 nhà giáo tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm dạy nghề.

Về cơ bản, đội ngũ nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có bằng cấp chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, ngoại ngữ, tin học đều đạt chuẩn theo quy định. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã thu hút những chuyên gia, nghệ nhân, người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề nhằm tận dụng những kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của họ để truyền đạt, giảng dạy cho học sinh, sinh viên...

Ngoài ra, từ năm 2013 - 2018, thành phố đã tổ chức 373 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 12.705 lao động, tập trung chủ yếu các ngành nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan, sơn mài, khảm trai, mộc dân dụng, mộc điêu khắc. Đồng thời, trong giai đoạn này, thành phố đã phong tặng danh hiệu nghệ nhân Hà Nội cho 108 cá nhân thuộc ngành nghề thủ công mỹ nghệ. Hiện, toàn thành phố đã có 203 nghệ nhân, trong đó, có 9 nghệ nhân nhân dân, 34 nghệ nhân ưu tú, 160 nghệ nhân Hà Nội. Các nghệ nhân đều có tâm huyết với nghề, có khả năng truyền dạy cho lớp trẻ.

Năm 2016, có 36 nghệ nhân, thợ giỏi đạt giải tại Hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Năm 2018, có 32 nghệ nhân, thợ giỏi đạt giải tại Hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Các sản phẩm và các nghệ nhân, thợ giỏi sau khi đạt giải được quảng bá hình ảnh, tôn vinh, giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước nhằm mở rộng và phát triển các sản phẩm cũng như quảng bá tay nghề của các nghệ nhân ra khắp cả nước và nước ngoài, duy trì và phát triển nghề truyền thống tại các làng nghề của Hà Nội.

Bên cạnh đẩy mạnh giáo dục đào tạo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình truyền nghề, nhân cấy nghề cho lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động trong khu vực nông thôn, giải quyết nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn…


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t