Hà Nội: Hiệu quả khá rõ nét từ chương trình, đề án bảo đảm ATTP (15:18 18/07/2018)


HNP - Ban Chỉ đạo Công tác an toàn thực phẩm TP Hà Nội vừa rà soát việc xây dựng và triển khai các chương trình, đề án bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Công tác ATTP thành phố cho biết, từ đầu năm đến nay, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục xây dựng triển khai 2 hoạt động thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số gồm: Hoạt động tăng cường năng lực hệ thống kiểm nghiệm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; hoạt động phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Bên cạnh đó, thực hiện tốt các chương trình, mô hình điểm về ATTP, xây dựng 8 tuyến phố an toàn thực phẩm có kiểm soát, triển khai kiểm soát ATTP bữa cỗ tập trung đông người tại 10 quận huyện; triển khai 60 tuyến phố văn minh đảm bảo ATTP. Việc quản lý ATTP dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố và quản lý ATTP các bếp ăn tập thể được đẩy mạnh. Triển khai công tác bảo đảm ATTP đối với kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố tại 100% quận huyện, thị xã, xã, phường thị trấn.

Tương tự, ngành Công Thương tiếp tục triển khai giai đoạn 3 đề án “Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn các quận nội thành của TP Hà Nội”. Theo số liệu cập nhật mới nhất từ báo cáo của các quận trên địa bàn 12 quận nội thành, có tổng số 887 cửa hàng kinh doanh trái cây. Sở Công Thương cũng dự thảo Đề án “Quản lý ATTP đối với chợ dân sinh giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn TP Hà Nội" nhằm đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATTP, xây dựng chợ với hệ thống tiêu chí, đáp ứng các yêu cầu về đảm bảo ATTP theo quy định. Đồng thời, rà soát, xây dựng mạng lưới sản xuất, chế biến, phân phối và quản lý ATTP trên địa bàn thành phố. Xây dựng triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc thực phẩm trên địa bàn bằng công nghệ thông minh, tại các siêu thị, trung tâm thương mại và một số cửa hàng, đại lý trên địa bàn có ứng dụng phẩn mềm mã vạch, mã hóa sản phẩm để tính tiền tự động QR code.

Ngành Nông nghiệp đã tham mưu với UBND thành phố triển khai nhiều chính sách, tạo điều kiện, môi trường kinh doanh khuyến khích tố chức sản xuất theo chuỗi. Qua đó đã hình thành 80 chuỗi liên kết an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản thu hút nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia. Trong đó, các chuỗi có nguồn gốc động vật đã thu hút 3.000 hộ chăn nuôi, khoảng 120 doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thức ăn, cung cấp thuốc thú y, cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tham gia hợp tác xây dựng chuỗi. Xây dựng được 5 nhãn hiệu tập thể, 13 nhãn hiệu hàng hóa, 1 nhãn hiệu được chứng nhận. Mỗi ngày cung cấp cho thị trường Hà Nội 60 tấn thịt lợn, 1 tấn thịt bò, 15 tấn gia cầm, 300.000 quả trứng và khoảng 80 tấn sữa tươi. Hoạt động sản xuất rau an toàn từng bước đã được kiểm soát, diện tích sản xuất rau an toàn đạt hơn 5.000ha, trong đó, đạt 224ha rau VietGAP và gần 50ha rau hữu cơ. Sản lượng rau an toàn ước đạt 350.000 tấn/năm, chiếm 58% so vói tổng sản lượng của thành phố.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t