Cần tiếp tục nghiên cứu Dự thảo Đề án Chương trình Sữa học đường (19:00 15/06/2018)


HNP - Sáng 15/6, Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức hội nghị lấy ý kiến phản biện xã hội đối với Dự thảo Nghị quyết của HĐND TP “Quy định về cơ chế hỗ trợ từ ngân sách thực hiện Đề án chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và học sinh tiểu học giai đoạn 2018 - 2020 trên địa bàn TP Hà Nội”.

Toàn cảnh hội nghị


Tại hội nghị, hầu hết các đại biểu đều cho rằng chủ trương xây dựng và triển khai Đề án Chương trình Sữa học đường là hoàn toàn đúng đắn và ủng hộ việc ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, các đại biểu cũng góp ý vào những vấn đề đang được các phụ huynh học sinh quan tâm và băn khoăn. Cụ thể, về độ tuổi học sinh các trường mầm non đón trẻ nhập học từ 18 tháng tuổi. Do vậy, các đại biểu nêu câu hỏi đối với trẻ từ 18 tháng tuổi có được tham gia chương trình không? Nếu được tham gia thì có loại sữa, lượng sữa phù hợp với lứa tuổi không? Bởi ở lứa tuổi này cũng rất cẩn bổ sung sữa phát triển trí tuệ và chiều cao, trong khi Đề án chương trình Sữa học đường lại căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam của Viện dinh dưỡng, Bộ Y tế (tháp dinh dưỡng cho trẻ từ 3 - 5 tuổi và 6 - 11 tuổi).
 
Đặc biệt, các đại biểu quan tâm đến vấn đề chất lượng sữa theo Chương trình có được đảm bảo tuyệt đối và xuyên suốt từ đầu chương trình đến cuối Chương trình? Cách thức giao, nhận, bảo quản sữa trong quá trình vận chuyển và trước khi phát cho trẻ sử dụng có bị ảnh hưởng tới chất lượng sữa không? Thời hạn bảo quản sữa như thế nào? Làm sao để giữ nguyên được chất lượng của nhà sản xuất, không ảnh hưởng tới tiêu hóa của trẻ khi sử dụng? Về việc xây dựng kho bảo quản sữa sẽ do doanh nghiệp hay do các nhà trường bố trí kinh phí xây dựng. Nhiều ý kiến cũng cho rằng việc đảm bảo chất lượng sữa phải thực hiện theo quy định của pháp luật và Sở Y tế, các trung tâm y tế phải có trách nhiệm cụ thể trong việc kiểm tra và giám sát chất lượng sữa.
 
Về tỷ lệ đóng góp, nhiều đại biểu cho rằng nên xem xét để có mức hỗ trợ từ ngân sách một cách hợp lý, tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ đóng góp cho phụ huynh bởi vì khi các doanh nghiệp tham gia Chương trình sẽ bán được sữa nhưng không mất chi phí quảng cáo sản phẩm. Các ý kiến cũng cho rằng, việc tăng phần trăm đóng góp của doanh nghiệp sẽ giúp cho các phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn có thể tham gia Chương trình. Bên cạnh đó, về phần hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, có đại biểu đề nghị TP cần có kế hoạch bố trí kinh phí cho các quân, huyện để thực hiện.
 
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Chủ tịch UB MTTQ TP Vũ Hồng Khanh khẳng định: Việc xây dựng Đề án Chương trình Sữa học đường là vấn đề lớn, khi đi vào thực hiện sẽ góp phần vào việc cải thiện dinh dưỡng, cải thiện tầm vóc con người VN. Do vậy, Đề án mang tính nhân văn và phù hợp với lòng nhân dân, được nhân dân ủng hộ cao, nhất là vùng nông thôn còn nhiều gia đình chưa có tiền mua sữa cho con. Tuy nhiên, Chủ tịch UB MTTQ TP cũng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp thu các vấn đề được các đại biểu quan tâm và đã nêu ý kiến tại hội nghị để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo. Bên cạnh đó, Chủ tịch UB MTTQ TP cũng cho rằng Dự thảo Đề án cần phải bàn lại tên do nếu đặt như tên theo dự thảo thì TP sẽ phải hỗ trợ tất cả các trường trên địa bàn, trong đó, có các trường quốc tế. Tên đề án có cụm từ “cơ chế hỗ trợ từ ngân sách”, tuy nhiên, Đề án có cả sự đóng góp của cả gia đình và doanh nghiệp, do vậy, cần phải nghiên cứu, đặt lại tên đề án sao cho phản ánh đúng, đầy đủ các thành phần…

Quang Phú


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t