Hiệu quả nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm (14:11 15/12/2017)


HNP - Trong những năm qua, Thành phố luôn đưa ra các chủ trương chính sách và nhiều giải pháp về đẩy mạnh công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm. Với chính sách cho vay vốn từ nguồn vốn chính sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội cùng lãi suất ưu đãi, thủ tục thuận tiện đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động, các làng nghề và các gia đình có vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, tăng thêm thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm phát triển nông nghiệp


Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội đã không ngừng phát triển và mở rộng. Tính đến 31/8/2017, tổng dư nợ tính dụng toàn Thành phố đạt 6.128 tỷ đồng với 15 chương trình tín dụng đang được triển khai, tăng 12 chương trình so với năm 2002. Trên 287.000 hộ đang còn dư nợ, trong đó, nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội để thực hiện cho vay giải quyết việc làm đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Thành phố và các đối tượng chính sách khác là 1.696 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24% nguồn vốn; giải quyết cho vay gần 15.000 dự án tạo việc làm cho hơn 460.000 lao động. 
 
Nếu giai đoạn 2002 - 2005, số người được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, giải quyết việc làm trên địa bàn bình quân chỉ chiếm 18,5%; thì đến giai đoạn 2008 - 2017, tỷ lệ này là gần 30%. Ngành Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội, luôn phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành và Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội cho vay 3 chương trình tín dụng chính sách, bao gồm: cho vay hộ nghèo, cho vay giải quyết việc làm và cho vay học sinh, sinh viên với tổng dư nợ là 334 tỷ đồng. Trong đó, tính riêng dư nợ cho vay giải quyết việc làm là 92 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 27% trên tổng dư nợ nhận bàn giao, với 25 ngàn khách hàng, nợ quá hạn là 12,8 tỷ đồng, chiếm 3,83 tỷ đồng dư nợ. 
 
Với từng giai đoạn, gắn với xu thế phát triển hội nhập của Thành phố, Ban Chỉ đạo Quỹ giải quyết việc làm Thành phố đã tham mưu đề xuất với UBND Thành phố đã kịp thời cấp bổ sung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm từ nguồn ngân sách của Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội. Đến nay, với số dư nợ nguồn vốn từ nguồn từ ngân sách địa phương chuyển qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội lớn nhất cả nước, cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. 
 
Bên cạnh những mặt đạt được, trong hoạt động, nguồn vốn cho vay mặc dù đã được Trung ương và Thành phố quan tâm bổ sung hằng năm nhưng nhu cầu vay của hộ nghèo, các đối tượng chính sách trên địa bàn khá lớn. Nhất là nhu cầu vay vốn giải quyết việc làm nhằm phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, mức cho vay tối đa được nâng lên từ 20 triệu đồng lên 50 triệu đồng đối với một hộ gia đình và từ 500 triệu đồng lên 1 tỷ đồng đối với một cơ sở sản xuất kinh doanh, song, vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của một số khách hàng vay vốn.
 
Trong giai đoạn 2011 - 2020, mục tiêu của thành phố là phát triển Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng ổn định, bền vững, bảo đảm thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước. Đồng thời, phát triển các sản phẩm dịch vụ hỗ trợ có hiệu quả hơn cho người nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách; phấn đấu tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 8 đến 10%. Để đạt mục tiêu này, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác dưới nhiều hình thức, nhất là tuyên truyền về trách nhiệm, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của hộ vay ngay từ khâu bình xét cho vay.
 
Để phát huy hiệu quả hơn nữa nguồn vốn tín dụng chính sách, các cấp, các ngành cần quan tâm bố trí chuyển vốn ngân sách sang Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố để bổ sung nguồn vốn ủy thác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đồng thời, các bộ, ngành cũng nên xem xét nâng mức cho vay tối đa đối với chương trình giải quyết việc làm, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế...
 
Qua đây, có thể thấy, sau 15 năm triển khai Nghị định 78/2002/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, nguồn vốn tín dụng chính sách giải ngân qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội; trong đó, có nguồn ngân sách Thành phố ủy thác qua Chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội TP Hà Nội cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đã thực sự trở thành công cụ, giải pháp quan trọng giúp Thành phố thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Nghi Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t