Đề xuất cơ chế đặc thù hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi phát triển trồng trọt (21:54 02/11/2017)


HNP - Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội vừa rà soát kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012 của HĐND TP Hà Nội về hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi lĩnh vực trồng trọt.

Qua thống kê, trên địa bàn thành phố có 119 điểm bán nông sản thực phẩm an toàn tại 12 quận nội thành. Hiện tại trên địa bàn Hà Nội có trên 106 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giống cây trồng chủ yếu cung cấp các giống: Lúa, ngô, rau, đậu, hoa, cây cảnh..., trong đó có 16 viện, trung tâm nghiên cứu, chuyển giao, dịch vụ giống cây trồng và 90 công ty kinh doanh dịch vụ giống cây trồng. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố có 80 cơ sở bảo quản giống cây trồng, nông sản hàng hóa chất lượng cao (Lúa, gạo, rau, hoa, quả, chè, khoai tây, khoai lang.

Từ năm 2013,Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã thông báo tới các doanh nghiệp có nhu cầu hỗ trợ lãi xuất vốn vay để đầu tư sản xuất, kinh doanh, sơ chế, bảo quản, chế biến nông sản. Kết quả sau khi tổng hợp, rà soát hồ sơ, thủ tục của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất vay vốn ưu đãi thuộc lĩnh vực trồng trọt, có 10 cơ sở đủ điều kiện đăng ký hỗ trợ lãi xuất vốn vay (trong đó có 5 cơ sở về sản xuất giống nông, lâm nghiệp, 5 cơ sở về chế biến lúa, gạo, rau, hoa, quả, chè, nông sản hàng hóa chất lượng cao) nhưng chưa hoàn thiện hồ sơ nên chưa thực hiện được nội dung theo Nghị quyết 04 của HĐND thành phố.

Nguyên nhân, mặc dù Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đã có văn bản đôn đốc các doanh nghiệp gửi hồ sơ, tuy nhiên một số doanh nghiệp, cơ sở ở Hà Nội có vay vốn của các ngân hàng tổ chức tín dụng nhưng ngại hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu để được hỗ trợ lãi suất. Trung tâm đã đôn đốc doanh nghiệp, cơ sở bổ sung hồ sơ nhưng các cơ sở chưa bổ sung hồ sơ. Mặt khác, doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực bảo quản chế biến gạo, quả, chè hoa, cây cảnh... có nhu cầu vốn đầu tư ban đầu nhiều nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng gặp nhiều khó khăn do phải thế chấp tài sản, dự án đầu tư, hiệu quả kinh doanh dịch vụ, giá cả hàng hóa nông sản thấp, không ổn định nên khó thực hiện hỗ trợ. Bên cạnh đó, do doanh nghiệp, HTX cơ sở tiếp cận vay vốn ngân hàng cho sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản còn rất khó khăn.

Trước thực trạng trên, Trung tâm Phát triển cây trồng Hà Nội đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu UBND thành phố có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ nguồn vốn, lãi xuất vốn vay cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp mới thành lập, có nhu cầu vốn lớn để đầu tư sản xuất và kinh doanh nông sản sơ chế, chế biến tại Hà Nội.


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t