Đề xuất đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp (10:24 20/09/2017)


HNP - Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội vừa rà soát rừng trên địa bàn thành phố vừa đề xuất các biện pháp thực hiện quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội.

Theo đó, diện tích rừng trên địa bàn thành phố gần 10.463ha, trong đó, rừng phòng hộ hơn 6.141ha, rừng đặc dụng hơn 4.321ha. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp được giao cho các hộ gia đình quản lý, sử dụng theo các hình thức: Hợp tác xã nông nghiệp giao, UBND xã giao, UBND huyện cấp sổ lâm bạ, các hộ tự khai hoang. Ngoài ra, rừng và đất lâm nghiệp giao cho doanh nghiệp, đơn vị quân đội, giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân.

Khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hiện nay là: Chưa đo đạc bản đồ địa chính đất lâm nghiệp ở một số huyện, chưa cắm mốc danh giới rừng. Chưa giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân theo quy định. Một số diện tích đất nằm trong quy hoạch rừng nhưng không có khả năng lâm nghiệp. Một số diện tích đất rừng tự nhiên núi đá là rừng sản xuất không phù hợp cho phát triển rừng sản xuất.

Diện tích rừng trồng bằng cây ăn quả lâu năm (vườn quả) không có chính sách riêng và đang thực hiện chung chính sách của rừng phòng hộ nên không khuyến khích được phát triển kinh tế, chưa nâng cao được hiệu quả sử dụng đất. Việc phát triển, nâng cấp rừng, bảo vệ rừng và phòng cháy chứa cháy rừng gặp nhiều khó khăn do thiếu lực lượng quản lý ở các trạm, đội và các xã. Các công trình hạ tầng lâm nghiệp, đường cứu hộ, đường lâm nghiệp, đường ven rừng, bể nước, các phương tiện, máy móc, thiết bị phục vụ công tác bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng còn thiếu, cần quan tâm đầu tư.

Ranh giới giữa 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất) ở một số địa phương chưa thống nhất, chưa được cắm mốc. Không có nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc quản lý, phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất. Một số chủ rừng là đơn vị quân đội, do đặc thù riêng nên việc theo dõi diễn biến tài nguyên rừng của các cơ quan chức năng còn gặp nhiều khó khăn.

Loài cây trong rừng đặc dụng là cây lim xanh tuổi đời cao và một số là cây lim mới trồng, nhiều sâu bệnh hại. Áp dụng các biện pháp lâm sinh và phòng trừ sâu bệnh hại gặp nhiều khó khăn do cây quá cao.

Từ thực trạng trên, Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội đề xuất sở, ngành liên quan thống nhất việc quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn huyện theo Quyết định số 41/2016/QĐ-UBND của UBND thành phố (thành phố tiếp nhận quản lý diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng). Đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, cần thể chế chi tiết các văn bản chỉ đạo, có cơ chế, chính sách thông thoáng để sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất và rừng, không để lãng phí nguồn tài nguyên...


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t