Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý: Hà Nội không bị "mất" rừng (21:54 16/08/2017)


HNP - Thành phố Hà Nội có gần 27.760ha rừng và đất lâm nghiệp được phân bố ở 7 huyện, thị xã (Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất). Tuy diện tích không lớn nhưng có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng. Nhờ làm tốt công tác quản lý nên thành phố không xảy ra tình trạng "mất" rừng.

Trồng rừng kết hợp phát triển cây thuốc nam dưới tán rừng ở huyện Ba Vì hiệu quả kinh tế cao


Chú trọng tuyên truyền

Đây là một trong nhiệm vụ trọng tâm được Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đặc biệt quan tâm. Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội Lê Minh Tuyên cho biết, công tác tuyên truyền đa dạng, phong phú phù hợp với tình hình thực tế của từng địa bàn, đối tượng. Thực hiện chương trình phối hợp tuyên truyền cho học sinh các trường THCS, THPT tại các huyện, thị xã có rừng trên địa bàn thành phố về nội dung quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, từ năm 2011 đến nay, đã có 600 lượt trường học với 32.200 học sinh tham gia bài viết tìm hiểu Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Qua cuộc thi góp phần nâng cao nhận thức, biểu biết về bảo vệ rừng của các em học sinh ngay từ khi ngồi ghế nhà trường. Cũng thông qua cuộc thi, tạo sự lan tỏa từ nhà trường tới gia đình, cộng đồng nơi các em học sinh đang sinh sống.

Cùng với đó, các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp Hà Nội tổ chức nhiều cuộc họp với nhân dân ở địa phương có rừng phổ biến pháp luật, hướng dẫn, xây dựng kế hoạch, phương án bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Đơn cử, từ đầu năm đến nay, Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng tổ chức 6 lớp tập huấn về phòng cháy chữa cháy rừng cho người dân sống ven rừng, phát 11.400 tờ rơi tại các địa điểm thu hút người ra vào rừng như: Hồ Hàm Lợn, đền Sóc, đập Đồng Quan... Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã tổ chức 4 lớp tuyên truyền pháp luật về quản lý, kinh doanh, chế biến lâm sản. Các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát hành 2.000 cuốn tài liệu phổ biến quy định bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng; 1.000 tài liệu hướng dẫn kỹ thuật gây trồng một số loài cây phục vụ xây dựng trang trại kinh tế đồi rừng; gần 200 băng đĩa tuyên truyền về bảo vệ rừng... Tổ chức nhiều đợt tuyên truyền lưu động, phát thanh trên đài truyền thanh địa phương, ký cam kết bảo vệ rừng với hàng nghìn hộ gia đình.

Đổi mới tư duy

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, công tác quản lý nhà nước về phát triển, bảo vệ rừng luôn được các cấp, các ngành thành phố chú trọng quan tâm. Hệ thống lực lượng bảo vệ rừng đã được kiện toàn từ thành phố đến cơ sở. UBND thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ rừng và phát triển rừng. Kiện toàn Ban Chỉ huy thực hiện các biện pháp cấp bách bảo vệ rừng, PCCC cháy rừng ở 7 huyện, thị xã có rừng. Đồng thời thành lập 130 tổ xung kích bảo vệ rừng với 1.331 người tham gia. Ngoài ra, còn có lực lượng khác, chủ yếu là quân đội tham gia PCCC rừng...

Mới đây nhằm tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, UBND thành phố cho phép thành lập Ban Chỉ đạo Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011-2020. Theo đó, Ban Chỉ đạo đã ban hành Kế hoạch số 08/KH-BCĐ triển khai công tác quản lý bảo vệ rừng, PCCC rừng thành phố Hà Nội năm 2017. Cụ thể, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, ngăn chặn kịp thời hành vi chặt phá rừng trái phép, hủy hoại tài nguyên rừng, hành vi trái pháp luật về quản lý lâm sản và gây nuôi động, thực vật hoang dã. Phát hiện và dập tắt kịp thời các điểm cháy rừng, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy rừng và thiệt hại tài nguyên rừng do cháy rừng xảy ra trên địa bàn toàn thành phố.

Cùng với đó, thành phố chỉ đạo tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng bảo vệ rừng và PCCC rừng Hà Nội giai đoạn 2015 - 2020”. Trọng tâm của đề án là tập huấn nghiệp vụ về quản lý, tuyên truyền PCCC rừng cho cán bộ quản lý cấp huyện; tập huấn nghiệp vụ về kỹ thuật PCCC rừng; sử dụng phương tiện trong PCCC rừng cho cán bộ thôn, tổ đội bảo vệ rừng và PCCC rừng tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ xã, thôn để xây dựng quy chế, quy ước bảo vệ rừng, PCCC rừng ngay tại cơ sở. Mặt khác, tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các tỉnh có rừng giáp ranh trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Hiện nay, TP Hà Nội có gần 27.760ha rừng và đất lâm nghiệp (diện tích có rừng hơn 20.000ha) được phân bố tại 7 huyện, thị xã (Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Thạch Thất). Rừng ở Hà Nội được chia làm 3 loại gồm rừng phòng hộ khoảng 4.050ha, rừng đặc dụng gần 10.200ha và rừng sản xuất gần 5.280ha. Đây là nhân tố thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ ngơi cuối tuần của Hà Nội, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương có rừng, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống cho người dân nên công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng đóng vai trò quan trọng. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, quản lý nên thành phố không xảy ra tình trạng "mất" rừng. Tuy nhiên, không thể không nhắc tới sự cố gắng nỗ lực của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội trong đổi mới phong cách làm việc, tư duy, cải cách hành chính, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, tin học để từng bước hiện đại hóa trong công tác quản lý bảo vệ rừng...

Trong nội dung Công văn số 3864/UBND-KT ban hành ngày 8/8, UBND TP Hà Nội cho biết, thành phố đã hoàn thành trồng nâng cấp 34,61ha rừng phòng hộ tại huyện Sóc Sơn. Diện tích rừng phòng hộ cần thực hiện trồng bổ sung để làm giàu rừng trong giai đoạn 2017-2020 là 282,9ha; diện tích cần trồng nâng cấp từ 1.000 đến 1.500ha; diện tích rừng phòng hộ có khả năng trồng rừng mới trong giai đoạn 2017-2020 khoảng 700 đến 740ha tập trung ở huyện Sóc Sơn và Chương Mỹ...


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t