Siết chặt quản lý đê điều chống lũ năm 2017 (13:58 21/06/2017)


HNP - Ngày 20/6, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội ban hành Công văn số 759/CCĐĐ-QL đôn đốc tăng cường công tác quản lý đê điều và chuẩn bị sẵn sàng hộ đê, chống lũ năm 2017.

Theo đó, các đơn vị thuộc chi cục thường xuyên kiểm tra hệ thống đê, kè, cống, bờ bãi sông trong phạm vi quản lý, phát hiện kịp thời mọi diễn biến hư hỏng của công trình, báo cáo và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời. Đặc biệt, quan tâm đến những vị trí đang xảy ra sự cố, các trọng điểm và các điểm xung yếu trên các tuyến đê. Khi xảy ra sự cố trên địa bàn quản lý phải báo cáo ngay sự cố, diễn biến hư hỏng công trình đê điều về chi cục và chính quyền địa phương để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền và đề xuất biện pháp xử lý.

Cùng với đó, phải nhanh chóng, kịp thời nắm bắt tình hình thiên tai xảy ra trên địa bàn (mưa, lũ, bão, úng ngập, lốc xoáy...) báo cáo nhanh về Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai thành phố và các cơ quan liên quan. Phối hợp với các địa phương tổ chức tập huấn về công tác phòng, chống lụt bão, kỹ thuật xử lý giờ đầu, chế độ tuần tra canh gác cho lực lượng tuần tra canh gác, lực lượng xung kích tập trung. Kiểm tra, đôn đốc việc chuẩn bị dụng cụ, vật tư trên các điếm canh đê theo quy định; hướng dẫn, đôn đốc hoạt động của các Đội tuần tra canh gác đê. Thực hiện nghiêm việc phân công cán bộ trực ban phòng, chống thiên tai... Kiểm tra, đánh giá, rà soát vật tư, phương tiện dự trữ phòng chống lụt bão.

Thực hiện đúng trách nhiệm trong công tác quản lý đê điều và thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều. Tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và đơn vị liên quan thiết lập hồ sơ vi phạm tuân thủ theo đúng quy định. Đối với vi phạm nghiêm trọng, phải kịp thời báo cáo để chỉ đạo xử lý kịp thời. Địa bàn nào để xảy ra vi phạm nhưng không kịp thời lập biên bản và kiến nghị xử lý (hoặc bỏ sót vi phạm) phải chịu trách nhiệm trước trước pháp luật.

Xây dựng kế hoạch và tổ chức xử lý hiệu quả vi phạm trồng cây, rau màu trên mái đê, mái kè; lập sổ nhật ký ghi chép đầy đủ diễn biến, kết quả xử lý. Các Hạt Quản lý đê coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bên cạnh đó, phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền và vận động các hộ dân sống ven đê ký cam kết không vi phạm xâm hại đến công trình đê điều; phối hợp chặt chẽ với đơn vị được giao đặt hàng duy tu, bảo dưỡng một số hạng mục đê điều xử lý vi phạm trồng cây, rau màu trên mái đê, mái kè…


Anh Quý


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t