MTTQ TP tổ chức hội nghị phản biện xã hội dự thảo về mức thu học phí năm học 2017-2018 (05:26 15/06/2017)


HNP - Sáng 14/6, UB MTTQ Thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với tờ trình và dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố về “Quy định mức thu học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập năm học 2017 - 2018” do UBND thành phố trình tại kỳ họp thứ 4 HĐND thành phố Hà Nội, nhiệm kỳ 2016 - 2021. 

Toàn cảnh hội nghị


Tại hội nghị, hầu hết ý kiến của các nhà khoa học, các Giáo sư, Tiến sĩ đều thống nhất với nội dung tờ trình của UBND và Nghị quyết của HĐND thành phố. Tờ trình đã đảm bảo dựa trên cơ sở các văn bản pháp lý và thực tiễn đời sống người dân trong Thành phố và đã sát với ngành giáo dục và đào tạo Thành phố, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngành giáo dục và đào tạo phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đúng với nhu cầu mong đợi của người dân. 
 
Theo Nhà giáo ưu tú, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội: đóng học phí đã thể hiện trách nhiệm của người dân với sự nghiệp giáo dục. Học phí thấp chỉ tạo điều kiện thuận lợi nhưng chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân thành phố với sự nghiệp GD-ĐT. Người dân không mong muốn con em chỉ đóng học phí thấp mà mong muốn con em họ được hưởng một nền giáo dục chất lượng, tương xứng với sự đầu tư của thành phố và sự đóng góp của người dân chứ không muốn phải đóng thêm những mức phụ phí khác trong các nhà trường hiện nay. 
 
Có ý kiến lại cho rằng, mức thu học phí hiện nay ở mức thấp trong khung học phí theo quy định của Chính phủ. Ngoài các đơn vị phải sử dụng 40% tổng thu học phí để chi thực hiện cải cách tiền lương. Như vậy, kinh phí còn lại chi hỗ trợ dạy và học còn rất hạn hẹp. So với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Đồng bằng Sông Hồng, mức thu học phí của Hà Nội ở mức thấp nên chưa huy động được nguồn lực từ sự đóng góp của người dân trong giáo dục. 
 
Theo PGS. TS Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Hà Nội: Đầu tư cho giáo dục phải được ưu tiên nhất vì nó liên quan đến sự phát triển con người, phát triển nguồn lực vì sự đầu tư này hiệu quả, mang lại lợi ích lâu dài. Bà An cũng kiến nghị, trong giai đoạn tới, chúng ta phải trả lại đúng vị trí cho giáo dục. 
 
Trong năm học 2016 - 2017, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập thực hiện thu học phí theo quy định với tổng thu 475,130 tỷ đồng, chiếm 5,6% tổng số chi. Trong đó, kinh phí ngân sách Nhà nước cấp cho theo định mức khoảng 8.521,625 tỷ đồng. Như vậy, nguồn thu học phí đã hỗ trợ một phần cùng với ngân sách Nhà nước đáp ứng nhu cầu chi phục vụ dạy và học tại các cơ sở giáo dục công lập. Theo tờ trình, mức thu học phí đề xuất điều chỉnh tăng so với năm 2016 - 2017, nằm trong khung quy định của Chính phủ, huy động sự đóng góp của người học. Cụ thể, khu vực thành thị tăng 30.000 đồng/tháng (tăng 35,7%). Khu vực nông thôn tăng 15.000 đồng/tháng (tăng 35,5%). Khu vực miền núi tăng 4.000 đồng/tháng (tăng 40%).

Thu Uyên


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t