Khoảng 80% cửa hàng đáp ứng điều kiện trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn thực phẩm (10:19 14/03/2017)


HNP - Sở Công Thương Hà Nội vừa đánh giá kết quả chương trình phối hợp giữa 3 sở (Y tế - Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Công Thương) trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Sở Công Thương đã chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác phối hợp với các ngành chức năng như Công an, Y tế, Thú y duy trì tốt công tác kiểm dịch tại các chốt kiểm dịch, các chợ đầu mối, điểm buôn bán, kho lạnh, lò mổ và các phương tiện vận chuyển các sản phẩm gia súc, gia cầm không qua kiểm dịch, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm. Phối hợp với các sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý thông tin báo nêu, người dân phản ánh: Tình hình ngộ độc rượu; gia súc, gia cầm nhập lậu, nguy cơ xâm nhập cúm gia cầm H7N9, nem chua...

Thời gian qua, liên ngành (Y tế - Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Công Thương) đã kiểm tra 10.616 quầy, trong đó: Số quầy kinh doanh thực phẩm là 2.333 hộ kinh doanh thực phẩm cố định tại 2.911 quầy hàng tại chợ và 518 hộ kinh doanh không cố định; kiểm tra xác suất 10 cửa hàng trên 1 chợ kinh doanh thực phẩm thuộc 5 nhóm hàng khác nhau tại tất cả các chợ. Trong đó, có khoảng 80% cửa hàng đáp ứng được các điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ kinh doanh không có thông tin đầy đủ về nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm…

Thực hiện kế hoạch về kiểm tra hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn thành phố, Đoàn kiểm tra liên ngành đã kiểm tra, xử lý 60 vụ, xử phạt hành chính hơn 428 triệu đồng; trị giá hàng vi phạm hơn 197,7 triệu đồng. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, trong đó có sự tham gia phối hợp liên ngành với Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra 54 vụ, xử lý 17 vụ, phạt hành chính hơn 1 tỷ đồng; trị giá hàng vi phạm 128,5 triệu đồng…

Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về an toàn thực phẩm, Sở Công Thương đã đề xuất một số giải pháp như: Bổ sung phân công trách nhiện quản lý đối với đối tượng cơ sở vừa sản xuất, vừa kinh doanh thực phẩm; phân công rõ ràng trách nhiệm quản lý đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm chuyên ngành trong chợ; tăng cường phối hợp, sử dụng hiệu quả xe chuyên dụng kiểm nghiệm an toàn thực phẩm trong thanh kiểm tra an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, đưa tin về hoạt động an toàn thực phẩm, các vi phạm về an toàn thực phẩm trên các phương tiện truyền thông như các báo, đài phát thanh truyền hình Hà Nội và các tạp chí khác...; củng cố mạng lưới quản lý công tác đảm bảo an toàn thực phẩm từ tuyến thành phố xuống đến xã, phường…


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t