Hà Nội tăng cường chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề (14:36 04/12/2019)


HNP - Nghị quyết về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề thành phố Hà Nội đã được HĐND TP thông qua tại kỳ họp thứ 11, diễn ra sáng 4-12.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Chu Phú Mỹ trình bày tờ trình tại kỳ họp


Đối tượng áp dụng của nghị quyết này là làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố quyết định công nhận; Các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý, phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề.

Các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn và làng nghề cụ thể như sau: Thứ nhất, hỗ trợ đánh giá tác động môi trường: Làng đề nghị công nhận và làng nghề đã được công nhận “Làng nghề, Làng nghề truyền thống” thuộc danh mục phải đánh giá tác động môi trường theo quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ được Thành phố hỗ trợ 200 triệu/01 làng nghề để thực hiện việc đánh giá tác động môi trường.

Thứ hai, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể. Nội dung, mức hỗ trợ hỗ trợ bao gồm: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; Tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề; Đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; Hỗ trợ các hoạt động truyền thông, maketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề; Tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Thành phố. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/01 nội dung, 01 làng nghề được đăng ký tối đa 5 nội dung.

Hiện tại, Hà Nội có 308 làng nghề, làng nghề truyền thống được UBND Thành phố công nhận, trong đó, có 233 làng (bằng 75,65%) thuộc danh mục ngành nghề phải thực hiện đánh giá tác động môi trường được quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14-02-2015, của Chính phủ, gồm: 11 làng nghề sơn mài, khảm trai; 83 làng làm nghề mây tre, giang đan; 23 làng làm nghề chế biến lâm sản; 25 làng làm nghề dệt may; 09 làng làm nghề da giầy; 13 làng làm nghề cơ kim khí; 15 làng làm nghề chạm điêu khắc; 55 làng làm nghề chế biến nông sản thực phẩm. Ngoài ra, trong số 1.350 làng nghề và làng có nghề (với 47 nghề), đa số các làng có nghề thuộc danh mục phải đánh giá tác động môi trường được quy định tại Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ.


Nhóm PV


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t