Kiểm tra thực hiện Chương trình 04-CTr/TU tại huyện Mỹ Đức (15:56 25/01/2019)


HNP - Sáng 25/01, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04-Ctr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Thủ đô, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh” đã kiểm tra tình hình triển khai Chương trình 04 tại huyện Mỹ Đức, trong đó, tập trung vào việc thực hiện Quy tắc ứng xử của CB, CC, VC, người lao động và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn.


Báo cáo với đoàn kiểm tra, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Đặng Văn Triều cho biết, thời gian qua, huyện Mỹ Đức đã tăng cường chỉ đạo thông tin tuyên truyền, đôn đốc việc tổ chức tọa đàm về hai bộ quy tắc ứng xử của thành phố tại cơ sở; đồng thờ,  niêm yết hai bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng, tại các nhà văn hóa, các di tích, điểm thăm quan du lịch và trụ sở làm việc của các cơ quan, đơn vị,… Huyện đã hướng dẫn 100% các xã, thị trấn tổ chức thành công tọa đàm về thực hiện có hiệu quả Quy tắc ứng xử nơi công cộng tại các thôn, làng tổ dân phố với hơn 18.300 người tham dự; thường xuyên phát loa truyền thanh tại các di tích thắng cảnh Chùa Hương đến du khách và nhân dân để thực hiện. Ngoài ra, để tạo sức lan tỏa trong việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, UBND huyện Mỹ Đức còn chỉ đạo nhân rộng mô hình trồng đường hoa, vẽ tranh bích họa, với hơn 4.600m, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp trên địa bàn huyện.

Đến nay, qua 2 năm triển khai, bộ quy tắc ứng xử đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng thực hiện của các tầng lớp nhân dân và CB, CC, VC, người lao động trên địa bàn huyện. Từng bước xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, xây dựng người CB, CC, VC, người lao động “Kỷ cương-Trách nhiệm-Tận tình-Thân thiện”, hình thành những chuẩn mực văn hóa, điều chỉnh hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức nơi công cộng, xây dựng hình ảnh người Mỹ Đức mến khách và văn minh trong giao tiếp, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.  

Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc đánh giá, huyện đã chủ động triển khai hai bộ quy tắc một cách bài bản, sáng tạo, phù hợp với địa bàn, trong đó huy động sự vào cuộc của toàn thể hệ thống chính trị, đặc biệt là Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Qua đó, đã đạt được mục đích của bộ quy tắc ứng xử, đó là làm chuyển biến trong nhận thức của CB, CC, VC, người lao động, giúp cải cách hành chính tăng 14 bậc. Cảm nhận sự chuyển biến rõ nét về cách ứng xử, làm việc của CB, CC, VC, người dân ứng xử văn minh hơn.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, với mục tiêu xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, bắt đầu từ CB, CC, VC, Chủ tịch Nguyễn Thị Bích ngọc yêu cầu huyện cần xác định quy tắc ứng xử phải được thực hiện thường xuyên, kiên trì, ngấm vào từng con người. Muốn vậy thì cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc với những việc làm cụ thể, từng ngành chọn những việc cụ thể, phù hợp với lĩnh vực phụ trách, thường xuyên đưa ra những mô hình mới, bài học mới để tất cả cùng học, làm theo. Cùng với đó, phải chú trọng công tác kiểm tra, có chế tài xử lý, đưa vào đánh giá hàng năm đối với cán bộ đảng viên. Huyện cũng nên tiên phong trong việc đánh giá cả người dân trong việc ứng xử từ gia đình, nơi sinh sống, chuyển động ngay từ những việc nhỏ, như người lái đò cũng phải ăn mặc gọn gàng lịch sự, ứng xử văn minh với khách,…

Cùng với đó, Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc yêu cầu huyện phải đánh giá rõ mô hình nào tốt, chưa tốt để có hình thức tuyên truyền rộng rãi những mô hình hay, nhân rộng thực hiện. Đánh giá công việc cần chi tiết, rõ ràng, giao những việc nào, hoàn thành những việc nào thì đánh giá theo mức độ hoàn thành. Việc đánh giá không được hình thức mà phải thiết thực, như vậy mới hiệu quả.

Đặc biệt, Chủ tịch HĐND TP nhấn mạnh, cần tăng cường kiểm tra, đặc biệt là nơi công cộng. Đối với lễ hội, cần có đột phá trong công tác quản lý. Đề nghị đồng chí Bí thư Huyện ủy phải chỉ đạo sát sao, có hình thức đột phá để làm chuyển hóa rõ nét công tác quản lý. Xác định rõ tồn tại của những năm trước để khắc phục triệt để, bố trí hàng quán khoa học, chuyên nghiệp, không làm ảnh hưởng tới cảnh quan, vướng đường đi, không được chen lấn, mở loa quảng cáo quá to, không bày thịt sống trước cửa hàng ăn chín. Việc bố trí xuồng, đò phải khoa học, văn minh, khắc phục ngay tình trạng tranh giành khách. Phải thể hiện rõ hiệu quả từ việc triển khai bộ quy tắc ứng xử trong công tác tổ chức, quản lý lễ hội. Phải đảm bảo an toàn cho du khách, đảm bảo an toàn giao thông. Tạo đột phá trong quản lý lễ hội, đúng luật, an toàn, văn minh và thể hiện sự chuyên nghiệp.

Đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc giao Sở Văn hóa và Thể thao phải kiểm tra thực tế trước, trong và sau lễ hội bằng các hình thức đột xuất, không báo trước, báo cáo kết quả thường xuyên với Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 04.


Nguyễn Hợp


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t