Hội thảo “Ô nhiễm không khí tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (08:32 26/04/2017)


HNP - Ngày 25/4, Văn phòng Quốc hội phối hợp với Quỹ Hanns Seidel Foundation (HSF), Cộng hòa Liên bang Đức tổ chức hội thảo về “Ô nhiễm không khí tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”.

Hội thảo ô nhiễm không khí tại Việt Nam


Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề nghiêm trọng đối với môi trường đô thị, các khu công nghiệp và làng nghề ở nước ta hiện nay. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) liên tục đưa ra cảnh báo Việt Nam là quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt cao so với các nước trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương.
 
Ở Việt Nam, chỉ số chất lượng không khí vẫn duy trì ở mức tương đối cao, hơn 50% số ngày trong năm có chất lượng không khí kém; Giai đoạn từ 2011 - 2015, số ngày Hà Nội có chỉ số chất lượng không khí kém chiếm tới 40-60% tổng số ngày quan trắc và có những ngày chất lượng không khí suy giảm đến ngưỡng xấu.
 
Theo ông Đỗ Mạnh Hùng, ô nhiễm không khí được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động xấu đối với sức khỏe cộng đồng. Ô nhiễm không khí cũng có ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng nhà kính, mưa axit, suy giảm tầng ôzôn)… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa ngày càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng.
 
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra nhiều giải pháp và chia sẻ những nghiên cứu và xây dựng chính sách, giải pháp phù hợp. Một số đại biểu cho rằng, để kiểm soát ô nhiễm không khí trước mắt cần tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện văn bản pháp luật có liên quan đến quản lý chất lượng không khí; hoàn thiện hệ thống tổ chức, phân công, phân nhiệm đơn vị đầu mối, đơn vị phối hợp và cơ chế phối hợp, chức năng nhiệm vụ của các cơ quan liên quan về bảo vệ môi trường không khí từ trung ương đến địa phương.
 
Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế và đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học về quản lý chất lượng không khí; tăng cường nguồn lực thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, huy động sự tham gia giám sát của cộng đồng trong công tác quản lý chất lượng không khí…

Lê Tâm


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t