Nông dân Gia Lâm với phong trào thi đua “3 nhóm mô hình 10 phần việc” (13:10 08/04/2021)


HNP - Phong trào thi đua Nông dân Gia Lâm thực hiện “3 nhóm mô hình 10 phần việc” gắn với các nội dung phong trào “Nông dân Gia Lâm xây dựng cánh đồng sạch, tuyến đường nông dân kiểu mẫu” là phong trào mới, nét riêng của tổ chức Hội Nông dân huyện Gia Lâm, góp phần hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng huyện Gia Lâm trở thành quận.

Nghề trồng hoa giấy tại xã Phù Đổng


Ngay sau khi phát động và triển khai phong trào Nông dân Gia Lâm thực hiện “3 nhóm mô hình 10 phần việc”, tháng 2/2019, Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở đã tổ chức 62 buổi tuyên truyền thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh cho 5.743 lượt hội viên; Tổ chức 27 buổi tham quan và đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình trồng cây ăn quả, hoa, cây cảnh cho 2.400 lượt cán bộ, hội viên, nông dân. Đến nay, Hội Nông dân các xã, thị trấn đã vận động cán bộ, hội viên triển khai thực hiện được 373,49ha diện tích trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng rau, cây ăn quả, hoa cây cảnh…phát triển sản xuất theo vùng hàng hóa chuyên canh cho giá trị kinh tế cao. Qua đó, góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đúng hướng theo Đề án “Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo vùng chuyên canh giai đoạn 2016-2020” của huyện.

Kết quả, đến nay, diện tích vùng sản xuất lúa còn 1.289,8ha chủ yếu chất lượng cao, tập trung tại các xã Yên Thường, Phù Đổng, Dương Xá, Kim Sơn, Lệ Chi… Diện tích vùng sản xuất rau an toàn duy trì khoảng 398,1ha tập trung tại xã Văn Đức, Đặng Xá, Yên Thường, Yên Viên, Cổ Bi và Lệ Chi; Diện tích trồng cây ăn quả đạt 1.764,16ha, hình thành các vùng cây ăn quả tập trung, chất lượng tại xã Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Kim Sơn, Đông Dư, Cổ Bi… diện tích hoa, cây cảnh đạt 121,12ha, hình thành các điểm mô hình sản xuất hoa chậu, hoa giàn treo có giá trị kinh tế cao tại các xã: Đa Tốn, Đông Dư, phát triển các khu vực sản xuất hoa, cây cảnh tập trung tại các xã: Phù Đổng, Trung Mầu.

Về Chăn nuôi - Thủy sản: Hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trọng điểm gắn với bảo vệ môi trường và an toàn sinh học. Vùng chăn nuôi bò sữa: Trọng điểm tại các xã Phù Đổng, Trung Mầu, Đặng Xá, Phú Thị, Dương Hà…với quy mô 2.400 con, sản lượng sữa trên 19-21 tấn/ngày; Vùng chăn nuôi bò thịt: Trọng điểm tại xã Văn Đức và Lệ Chi quy mô khoảng 3.200 con, sản lượng thịt trên 3.000 tấn/năm. Vùng chăn nuôi lợn nạc: Trọng điểm tại các xã Văn Đức, Kim Sơn, Yên Thường, Phú Thị, Dương Quang…với quy mô 26.951 con, sản lượng thịt hơi đạt 120 nghìn tấn/năm. Vùng chăn nuôi gia cầm với số lượng 246.344 con tập trung tại Kim Sơn, Đa Tốn, Đặng Xá, Yên Thường…Đã hình thành 125 cơ sở chăn nuôi theo hướng trang trại, gia trại ngoài khu dân cư quy mô vừa và lớn.

Vùng nuôi trồng thủy sản: Duy trì ổn định trên diện tích mặt nước hiện có để nuôi trồng thủy sản với diện tích khoảng 79ha tại các xã: Đa Tốn, Kim Lan, Kim Sơn, Yên Thường, Phú Thị, Dương Quang…Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp-thủy sản tăng trưởng bình quân đạt 0,64%. Giá trị sản xuất nông nghiệp và thủy sản trên 1ha đất nông nghiệp năm 2020 đạt 308,3 triệu đồng (tăng 81,1triệu đồng/ha so với năm 2015); trong đó, giá trị sản xuất tại các vùng rau, quả chuyên canh đạt trung bình từ 400-500 triệu đồng/ha; một số mô hình có thu nhập từ 700 triệu-1 tỷ đồng/ha tại Kiêu Kỵ, Lệ Chi.

Đặc biệt, Hội Nông dân huyện đã thực hiện hiệu quả mô hình “Hàng cây nông dân”. Đến nay, Hội Nông dân toàn huyện đã thực hiện trồng, chăm sóc và gắn biển 39 hàng cây có tổng chiều dài 13.866m với 2.036 cây, trị giá 531,36 triệu đồng đảm bảo hiệu quả thiết thực, tạo cảnh quan, môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp góp phần nâng cao chất lượng môi trường, tiêu chí về môi trường, cây xanh trong xây dựng NTM nâng cao.

Ngoài ra, Hội Nông dân huyện đã xây dựng mô hình giảm thiểu ô nhiễm môi trường góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường. Đến nay, các cấp Hội đã triển khai xây dựng và thực hiện có hiệu quả 58 mô hình giảm thiểu ô nhiễm môi trường thu hút 3.204 hộ tham gia với các nội dung như: xây dựng bể bioga, hố lắng, bể lắng, xây dựng, đặt các bể, thùng chứa vỏ thuốc BVTV, vệ sinh đồng ruộng, xử lý rơm rạ sau thu hoạch, trồng và chăm sóc hàng cây, xây dựng chuồng trại và khu chăn nuôi xa khu dân cư..

Đối với việc triển khai thực hiện “10 phần việc”, xây dựng và triển kai 45 dự án vay vốn với số tiền 54,485 tỷ đồng giúp 1.519 nông dân đầu tư thực hiện chuyển đổi cây trồng, sản xuất sản phẩm an toàn, phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyên canh. Đến nay, đã có 1.205,85ha của 13 xã được cấp giấy chứng nhận vùng sản xuất sau, quả đủ điều kiện ATTP; 160ha được cấp giấy chứng nhận vùng đủ điều kiện sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn VietGap; 8 sản phẩm được bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với các sản phẩm nông nghiệp như: rau Văn Đức, rau Đặng Xá, rau cải Yên Viên, cám Báo Đáp - Kiêu Kỵ, ổi Đông Dư…

Thực hiện phong trào “Nông dân thi đua SXKD giỏi - Đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, toàn huyện đã có 13.315 hộ đạt sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Có 77 hộ nông dân được giúp đỡ phát triển kinh tế trang trại đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi tiêu biểu cấp TP được khen thưởng. Có 15 đơn vị đã thực hiện chuyển đổi, gắn biển vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh như vùng rau an toàn xã Yên Viên, xã Đặng Xá, xã Văn Đức, vùng ổi bốn mùa Đông Dư, vùng chuyên canh hoa, cây cảnh xã Phù Đổng, vùng cây ăn quả xã Đa Tốn, cùng cam Kiêu Kỵ…

Hội Nông dân huyện còn tổ chức thành lập mới nhóm tổ hội nghề nghiệp, tổ nhóm liên kết sản xuất kinh doanh. Có 56 chi hội, tổ hội, CLB chủ trang trại, CLB nghề nghiệp, tổ nhóm liên kết sản xuất kinh doanh…thành lập mới như CLB chủ trang trại TDP Kiên Thành, CLB chủ nhà trọ TDP An Đào thị trấn Trâu Quỳ, tổ hội đưa đón khách qua sông xã Văn Đức, tổ hội trồng hoa, cây cảnh, hoa phong lan xã Phù Đổng, tổ hội kinh doanh ổi 4 mùa, tổ nấu cỗ xã Đông Dư, tổ sản xuất RAT xã Yên Viên, Yên Thường, Văn Đức, Phú Thị…

 

Tổ chức cho 27.618 hội viên ký cam kết thực hiện các quy định trong sản xuất nhỏ lẻ ban đầu trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và chế biến nông sản, thực phẩm thực hiện CVĐ “Vì môi trường trong sạch, vì sức khỏe cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, tiêu dùng và bán ra thị trường sản phẩm an toàn”.

Để tiếp tục thực hiện tốt phong trào, trong thời gian tới, Hội Nông dân huyện Gia Lâm sẽ tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” thông qua việc thực hiện các chỉ tiêu của phong trào “Hội Nông dân Gia Lâm thi đua thực hiện “3 nhóm mô hình, 10 phần việc” gắn với các nội dung của phong trào “Nông dân Gia Lâm xây dựng cánh đồng sạch, tuyến đường nông dân kiểu mẫu” góp phần hoàn thiện các tiêu chí NTM nâng cao, phát triển đô thị gắn với bảo vệ môi trường, xây dựng huyện thành quận.

Đồng thời, tập trung xây dựng và nhân rộng mô hình nông dân dồn điền đổi thửa để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại, gia trại có hiệu quả; Tiếp tục nâng cao chất lượng chương trình phối hợp hoạt động “công nghiệp phục vụ nông nghiệp”, tăng cường các hoạt động phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh các hoạt động liên kết “6 nhà” để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất.


Hoàng Ngân


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t