Huyện Gia Lâm: Nhiều mô hình dân vận khéo sát thực tiễn (13:18 15/08/2020)


HNP - 05 năm qua, thực hiện Kết luận số 114-KL/TW, ngày 14/7/2015, của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI), công tác dân vận của các cơ quan Nhà nước trên đia bàn huyện Gia Lâm đã có nhiều đổi mới, chuyển biến rõ nét. Công tác vận động quần chúng trong thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của Huyện và địa phương được khẳng định, đạt nhiều kết quả, nhất là trong phong trào xây dựng nông thôn mới, giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án, công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.  

Trao thưởng Hội thi Cán bộ dân vận khéo huyện Gia Lâm năm 2019


Trong 5 năm qua, các cấp ủy, chính quyền huyện Gia Lâm thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, gắn việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, ổn định chính trị, an toàn xã hội ở địa phương trên cơ sở vận động Nhân dân chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. 

Đến nay, UBND huyện đã tổ chức 142 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật trực tiếp tại các xã, thị trấn và tại huyện cho 26.595 lượt người tham dự; duy trì nền nếp việc công khai lịch công tác điều hành, tiếp công dân của lãnh đạo HĐND - UBND Huyện trên cổng thông tin điện tử. Niêm yết công khai các thủ tục, văn bản, thời gian, công chức giải quyết công việc,... tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC của huyện và các xã, thị trấn. Thông báo công khai đầu tư, thu chi ngân sách, công khai đăng ký đấu giá quyền sử dụng đất qua kênh thông tin của huyện và xã, thị trấn, tạo điều kiện thuận lợi để Nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước và CB, CC, VC trong thực thi công vụ.

Công tác tiếp dân được duy trì thường xuyên. Việc tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu cơ quan, đơn vị với người dân và cán bộ, công chức được thực hiện thường xuyên, kịp thời. Đặc biệt, tập trung xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là các vụ khiếu kiện pbức tạp, đông người, kéo dài đảm bảo đúng quy định của pháp luật. Trong 5 năm qua, đã thực hiện tiếp 8.292 lượt công dân, trong đó: UBND Huyện tiếp 3.694 lượt công dân, UBND xã, thị trấn tiếp 4.598 lượt công dân. Từ năm 2015 đến nay, UBND Huyện đã tiếp nhận: 1.269 đơn (trong đó: 442 khiếu nại; 43 tố cáo; 784 kiến nghị, phản ánh). UBND Huyện đã chỉ đạo xem xét, giải quyết xong 1.234 đơn/1.246 đơn thuộc thẩm quyền.
 
Bên cạnh đó, xác định cải cách hành chính là một trong hai khâu đột phá, BCH Đảng bộ huyện Gia Lâm đã ban hành Chương trình số 10-CTr/HU, ngày 22/01/2016, về “Đẩy mạnh CCHC trên địa bàn huyện Gia Lâm, giai đoạn 2015-2020”; tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt Chương trình, trong đó cải cách TTHC là một trong những nội dung được Huyện đặc biệt quan tâm, trọng tâm là các lĩnh vực có liên quan đến tổ chức và công dân, cải thiện và tạo môi trường minh bạch, công khai, thuận lợi.

Đến nay, tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết cùa cấp huyện là 316 TTHC, của cấp xã, thị trấn là 152 TTHC. Qua rà soát, đã thực hiện đơn giản hóa 35 TTHC cấp huyện; tại cấp xã, căn cứ vào tình hình thực tế tiến hành đơn giản hóa 23 TTHC. Trong đó, chủ yếu là rút ngắn thời gian giải quyết TTHC đối vơi cá nhân, tổ chức. Bên cạnh việc rà soát, đơn giản hóa TTHC là việc triển khai tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ thí điểm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4, đặc biệt là việc vận hành chính thức dịch vụ công trực tiếp mức độ 4 đối với lĩnh vực Thi đua khen thưởng, Tôn giáo, Hội. Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả việc tiếp nhận và giải quyết hành chính được nâng cao, tỷ lệ hồ sơ hành chính giải quyết đúng hạn cấp huyện đạt 99,18%, cấp xã đạt 99,88%. Năm 2019, chỉ số cải cách hành chính của Huyện đứng thứ 4/30 quận, huyện toàn Thành phố.

Nổi bật, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong lĩnh vực dân vận các cơ quan Nhà nước gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được hưởng ứng rộng rãi. Chính quyền các cấp chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào lồng ghép với các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động thực hiện nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Huyện, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Đến nay, mô hình đã ngày càng phát triển sâu rộng, có sức lan tòa mạnh mẽ. Từ năm 2015 đến năm 2020, toàn huyện đã xây dựng 1.365 mô hình Dân vận khéo trên các lĩnh vực, nhiều điển hình Dân vận khéo được tuyên dương, khen thưởng. Từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, vai trò làm chủ của Nhân dân không ngừng đựợc tăng cường, củng cố. Những kiến nghị, phản ánh, bức xúc của người dân được chính quyền địa phương tiếp thu và giải quyết thỏa đảng.

Ngoài ra, những năm qua, huyện Gia Lâm đã tăng cường phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp trong thực hiện công tác dân vận; tạo điều kiện để MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng xây dựng chính quyền. Đồng thời, coi trọng hoạt động giám sát của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, tập trung vào lĩnh vực dân sinh bức xúc, nhân dân quan tâm. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị nghiêm túc có giải pháp giải quyết kịp thời, dứt điểm, không để kéo dài, gây dư luận, bức xúc trong nhân dân...
 
Thời gian tới, huyện Gia Lâm sẽ tăng cường chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị gắn việc thực hiện công tác chuyên môn, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị với thực hiện hiệu quả công tác dân vận chính quyền. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là TTHC; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của Nhân dân. Tiếp tục xây dựng và thực hiện phong cách “trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với dân”, “nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin” trong đội ngũ CB, CC, VC, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải gương mẫu thực hiện. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tiếp dân, đối thoại với Nhân dân, giải quyết kịp thời những kiến nghị, nguyện vọng chính đáng liên quan trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của Nhân dân, góp phần xây dựng chính quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
 
Huyện cũng sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa chính quyền với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội. Tạo điều kiện để MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân tham gia giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Tiếp tục thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, trong đó, có phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với đô thị văn minh.

Nhật Minh


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t