Hoàn Kiếm: Đa dạng hóa hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật (15:09 12/09/2019)


HNP - Sau 15 năm thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có những chuyển biến tích cực: Các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân giảm dần so những năm trước; tỷ lệ người dân vi phạm các quy định pháp luật về hình sự, dân sự, an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, trật tự xây dựng giảm, nhất là khiếu nại, tố cáo không đúng và vượt cấp.

Từ năm 2004 đến nay các phòng, ban, ngành, đoàn thể và UBND các phường thuộc quận đã tổ chức được 1.508 hội nghị phổ biến, quán triệt các văn bản pháp luật cho 306.863 lượt người tham dự; biên soạn 50.000 tờ gấp, tờ rơi về Luật Lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật phòng chống ma túy, HIV/AIDS, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; 35.000 tờ gấp về Luật an ninh mạng; 35.000 tờ gấp Bộ luật dân sự; 35.000 tờ gấp Luật quốc phòng; biên soạn, in ấn 31.750 loại tài liệu, phát hành trên 563.891 bản có nội dung tuyên truyền pháp luật.

Đáng chú ý, quận đã chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù và trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân, như: Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên, phụ nữ; người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn quận; phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường...

Ttrong những năm qua, việc triển khai thực hiện các Đề án PBGDPL đã đạt được nhiều kết quả, cụ thể: Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015”: khoảng 90% thanh thiếu niên sinh sống, lao động tự do tại địa bàn cư trú được tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật trong các lĩnh vực liên quan đến quyền, nghĩa vụ và đời sống, công việc của từng đối tượng, từng địa bàn. Hàng năm, 90% số cán bộ Đoàn đã được bồi dưỡng, tập huấn cập nhật kiến thức pháp luật mới và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thực hiện Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đến năm 2016. Đến nay, 80% các doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các doanh nghiệp cổ phần có vốn nhà nước trên địa bàn quận được phổ biến, tuyên truyền pháp luật lao động và các quy định của pháp luật liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp và quyền, nghĩa vụ của người lao động. 80% người sử dụng lao động và người lao động trên địa bàn quận được tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng.

Đáng chú ý, thực hiện Đề án 02-212 “Xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” giai đoạn 2013-2016, UB MTTQ quận đă tích cực triển khai đến UBND các phường, gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, phát huy vai trò của UB MTTQ quận, phường, các tổ chức thành viên, “Nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật” để tuyên truyền các văn bản pháp luật mới tới từng địa bàn khu dân cư. Đến nay 100% các phường trên địa bàn quận đều có tủ sách pháp luật; 100% khu dân cư có “Nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật”,...

Thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”, ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm giai đoạn 2013-2016, các trường đã đa dạng hóa, nâng cao chất lượng các hình thức giáo dục ngoại khóa, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp như: Tổ chức các báo cáo chuyên đề, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, lồng ghép nội dung pháp luật vào các hoạt động văn hóa, văn nghệ,...; Tổ chức cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia các hoạt động mang tính thực hành chính trị, xã hội, các hoạt động nghiên cứu khoa học về các vấn đề pháp luật trong thực tiễn, tổ chức học tập các chuyên đề pháp luật mới,...

Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong PBGDPL, quận Hoàn Kiếm đã xây dựng chuyên mục về PBGDPL để tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử quận. Đồng thời, tạo nhóm trên zalo, viber giữa các phòng, ban, chuyên môn thuộc quận, giữa các phòng, ban với UBND các phường nhằm trao đổi các nhiệm vụ, giới thiệu các văn bản pháp luật, trao đổi các vướng mắc khó khăn trong việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật.

Trong 15 năm qua, công tác hoà giải trên địa bàn quận đã có sự quan tâm thường xuyên của các cấp chính quyền từ quận đến phường và sự tích cực tham gia của Ủy ban MTTQ và các đơn vị. Hiện toàn quận có 163 tô hoà giải với 797 hòa giải viên. Tỷ lệ hòa giải thành hàng năm đều đạt trên 84%, góp phần tăng cường khối đoàn kết toàn dân và sự ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn.


Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả trên, đội ngũ cán bộ thực hiện công tác PBGDPL trên địa bàn quận tuy đã được quan tâm, song trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế và chưa đồng đều. Một số báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật ở cơ sở tuy có nhiệt tình, tâm huyết và uy tín nhưng do tuổi cao, sức yếu, kiêm nhiệm nhiều việc nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả công tác. Thêm vào đó, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho hoạt động PBGDPL còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp phường chưa áp dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, PBGDPL; Việc khai thác tủ sách pháp luật tại một số phường còn chưa thực sự hiệu quả, đối tượng phục vụ chủ yếu mới là cán bộ, công chức, chưa rộng rãi tới mọi tầng lớp nhân dân.

Do đó, trong thời gian tới, quận Hoàn Kiếm sẽ đổi mới tư duy tiếp cận về PBGDP và hoàn thiện thể chế, chính sách: Sửa đổi, bổ sung Luật PBGDPL và các văn bản hướng dẫn; nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện các Chương trình, Đề án về PBGDPL. Song song với đó, đổi mới GDPL trong nhà trường; Kiện toàn Hội đồng phối hợp PBGDPL; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng; nâng cao hiệu qủa hoạt động của đội ngũ Báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật; đổi mới công tác bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ; Khuyến khích, huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia. Ngoài ra, tăng cường ứng dụng CNTT: Số hóa nguồn dữ liệu PBGDPL đang có và đăng tải công khai để mọi người dễ dàng tiếp cận, khai thác, sử dụng; vận hành hiệu quả cổng thông tin điện tử PBGDPL; ứng dụng mạng xã hội (facebook, youtube, fanpage),... gia tăng sự tương tác, trao đổi nắm bắt thông tin phản ánh dư luận và định hướng dư luận; điều tra xã hội học trên môi trường mạng.


Hoàng Nam


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t