Khai mạc hội thi tay nghề, thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ huyện Chương Mỹ (16:30 13/07/2019)


HNP - Sáng 13/7, UBND huyện Chương Mỹ tổ chức hội thi tay nghề, thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2019.

Các đại biểu tham gia dự hội thi


Hội thi có tổng số 52 bộ sản phẩm hoàn chỉnh của 32 cơ sở sản xuất, các nghệ nhân tham gia tại hội thi, trong đó, mây tre đan có 36 bộ sản phẩm, mộc 10 bộ sản phẩm và thêu ren có 6 bộ sản phẩm. Đối với sản phẩm làm trực tiếp tại hội thi, có tổng số 28 cá nhân đăng ký tham gia với 28 sản phẩm mây tre đan, mộc và thêu ren. Ngoài ra, có 60 sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các cơ sở sản xuất, các nghệ nhân tham gia trưng bày tại Hội thi.
 
Hiện nay, một số sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của huyện đã xây dựng được thương hiệu như: Sản phẩm mây tre Phú Vinh, Mây tre đan Chương Mỹ; một số làng nghề được nhiều người biết đến như: Mộc Phù Yên, xã Trường Yên, mộc Phúc Cầu, xã Thụy Hương, thêu ren Yên Cốc, xã Hồng Phong, nón lá Văn La, xã Văn Võ, điêu khắc đá Phụng Châu... 
 

 Hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ thu hút hàng chục thí sinh trên địa bàn huyện tham dự
 
Trong những năm qua, UBND huyện Chương Mỹ đã quan tâm phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho lao động ở các xã, các làng nghề. Trong đó, theo định kỳ 5 năm một lần, UBND huyện Chương Mỹ tổ chức Hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện. Năm 2014, huyện Chương Mỹ tổ chức thành công Hội thi lần thứ nhất.
 
Các thí sinh tham gia phần thi sản xuất đồ mộc truyền thống
 
Phát biểu khai mạc hội thi, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Ngọc Lâm cho biết, hiện nay, huyện có 216 làng thôn, khu phố thì có 95 làng có nghề. Có 36 làng được UBND thành phố công nhận là làng nghề truyền thống. Đặc biệt, huyện có 27 làng nghề sản xuất đồ xuất khẩu các sản phẩm là mây tre đan; 4 làng nghề sản xuất đồ mộc, đồ gỗ mỹ nghệ; 1 làng nghề sản xuất nón lá; 1 làng nghề điêu khắc đá và 1 làng nghề sản xuất đồ thực phẩm...

Các làng nghề truyền thống đã tạo việc làm cho hàng vạn lao động thường xuyên và hàng nghìn lao động những lúc nông nhàn. Việc phát triển các làng thủ công mỹ nghệ đã góp phần vào việc duy trì và phát triển số làng nghề. Gia tăng giá trị cho nguồn nguyên liệu sẵn có, góp phần nâng cao giá trị thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cho toàn huyện theo hướng tăng giá trị công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ.
 

Tại hội thi, Ban tổ chức đã giới thiệu nhiều sản phẩm đẹp mắt của các nghệ nhân
 
Trong những năm qua, mặc dù thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sự sáng tạo không ngừng học hỏi, tạo ra các sản phẩm đẹp, tốt, liên tục tìm kiếm mở rộng thị trường...các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất nên ngành nghề thủ công mỹ nghệ trên địa bàn huyện vẫn phát triển ổn định. Trong 3 năm gần đây, ngành thủ công mỹ nghệ đang có sự tăng trưởng nhanh, đặc biệt là ngành mây tre đan xuất khẩu.
 
Hội thi nhằm khuyến khích doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân, khơi gợi khả năng sáng tạo phát triển mẫu mã sản phẩm, nâng cao kinh tế kỹ thuật, mỹ thuật và khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như nâng cao tay nghề khả năng cọ sát, học hỏi,... góp phần đưa sản phẩm thủ công mỹ nghệ huyện Chương Mỹ dần khẳng định vị trí trên thị trường trong và ngoài nước.
 
Các sản phẩm điêu khắc độc đáo tại hội thi năm 2019
 
Hội thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhằm khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân, thợ thủ công trong việc sáng tạo phát triển mẫu mã sản phẩm, nâng cao tính kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật và khả năng cạnh tranh của sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên thị trường. Đồng thời, qua Hội thi phát hiện những cá nhân có tay nghề giỏi, tài năng để bồi dưỡng, đào tạo và đề nghị UBND thành phố Hà Nội xem xét tặng danh hiệu Nghệ nhân cấp thành phố và cấp Quốc gia.

Lê Tâm


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t