Thường Tín: Phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch (18:53 15/06/2018)


HNP - Nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển nghề thủ công truyền thống gắn với du lịch; Đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn huyện, giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 và những năm tiếp theo, UBND huyện Thường Tín vừa ban hành Kế hoạch số 147/KH-UBND để tổ chức thực hiện.

Theo đó, huyện sẽ tập trung tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề, năng cao tay nghề, triển khai 58 lóp truyền nghề, nhân cấy nghề, nâng cao tay nghề, đào tạo nghề lao động nông thôn cho khoảng 2.000 lao động từ nguồn ngân sách của thành phố và huyện. Sau đào tạo nghề, có ít nhất 80% số người học nghề có việc làm mới hoặc tiếp tục làm nghề cũ có năng suất, thu nhập cao hơn. Các nghề đào tạo gồm: sơn mài, thêu tay truyền thống, mây tre đan, điêu khắc gỗ đá... tại các xã có làng nghề truyền thống trên địa bàn.
 
Đồng thời, hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, phát triển sản xuất các làng nghề gắn với phát triển du lịch, mỗi năm, tiếp tục hỗ trợ 15 đến 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thủ công truyền thống trên địa bàn huyện tham gia các hội chợ, triển lãm, trưng bày sản phẩm trong và ngoài nước để giới thiệu các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp của các Nghệ nhân, thợ giỏi, sản phẩm làng nghề nhằm quảng bá thương hiệu, quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ; kinh phí hỗ trợ theo quy định. Hàng năm, vào ngày 09/1 Âm lịch, UBND huyện tổ chức Lễ khai bút đầu Xuân gắn với Lễ hội quảng bá phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ và vinh danh nghệ nhân, thợ giỏi, các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, mỹ nghệ,...của các làng nghề truyền thống.
 
Đối với xây dựng thương hiệu làng nghề truyền thống, tiếp tục hỗ trợ xây dựng thương hiệu từ nguồn ngân sách huyện cho các làng nghề truyền thống gồm: Lược sừng Thụy Ứng, xã Hòa Bình, tiện gỗ thôn Nhị Khê xã Nhị Khê, cơ khí mộc Nguyên Hanh, xã Văn Tự, hoa cây cảnh xã Hồng Vân và mộc mỹ nghệ Phúc Trạch xã Thống Nhất,... kinh phí hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/thương hiệu làng nghề. Bố trí, sắp xếp trong mỗi cụm công nghiệp làng nghề có không gian để quảng bá, giới thiệu sản phẩm và các dịch vụ khác để phục vụ cho khách tham quan. Xây dựng phương án hỗ trợ việc phát triển làng nghề thủ công truyền thống gắn với phát triển du lịch. Xây dựng đề án hỗ trợ, đào tạo, khôi phục và phát triển một số làng nghề truyền thống như: Mây tre đan xã Ninh Sở, thổi thủy tinh thôn Thượng Giáp, xã Thống Nhất, dệt đũi thôn Cống Xuyên, xã Nghiêm Xuyên...

Trường Giang


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t