Quận Hà Đông đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về phòng, chống mua bán người (15:01 11/12/2017)


HNP - UBND quận Hà Đông vừa ban hành Kế hoạch số 258/KH-UBND về công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống mua bán người đến năm 2020.

Theo kế hoạch, UBND quận yêu cầu các phòng, ban, ngành, đoàn thể tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp, đồng thời, xác định công tác tuyên truyền là trọng tâm, cần gắn việc thực hiện với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để công tác phòng, chống mua bán người được thực hiện có hiệu quả, ngoài sự vào cuộc của hệ thống chính trị, đòi hỏi mỗi người dân trên địa bàn quận cần nêu cao tinh thần cảnh giác để tự phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện ra các hành vi phạm tội nói trên.

Trong đó, công tác tuyên truyền tập trung vào đẩy mạnh giáo dục trong toàn xã hội, với các tầng lớp nhân dân về phòng, chống tội phạm mua bán người bằng nhiều hình thức thiết thực, đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với mọi lứa tuổi, vùng, miền hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức về phòng, chống mua bán người, đặc biệt là những người có nguy cơ cao bị mua bán. Lồng ghép nội dung Chương trình 130/CP với các Chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương, nhất là thực hiện Nghị quyết 09/CP, Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/111/2010 của Bộ Chính trị (khóa XI) về "Tăng cường sự lãnh đạo cùa Đáng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chương trình phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy, Chương trình báo vệ trẻ em...; cuộc vận động "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng văn hóa người Hà Nội, phong trào "toàn dân tham gia tố giác tội phạm”...

Tuyên truyền tới người dân tại các địa bàn trọng điềm, tập trung vào nhóm tuổi từ 14 - 60 tuổi, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được tiếp cận các thông tin có kiến thức pháp luật về phòng, chống mua bán người, kỹ năng xử lý các tình huống liên quan đến mua bán người.

Tiến hành đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, điều tra khám phá các đường dây, ổ nhóm tội phạm mua bán người, nhất là tội phạm có tổ chức, liên quan nước ngoài. Coi trọng các biện pháp phòng ngừa xã hội, xác định các địa bàn trọng điểm và tổ chức tốt việc nắm tình hình, kể cả các khu vực biên giới và các tỉnh có liên quan. Tổ chức điều tra cơ bản, rà soát tình hình phụ nữ, trẻ em bị mua bán và số đối tượng có liên quan đến tội phạm mua bán người để xây dựng kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh sát hợp. Phát hiện kịp thời, điều tra, xử lý triệt để tội phạm mua bán người xảy ra trên địa bàn. Không để hình thành các đường dây, ổ nhóm tội phạm về mua bán người.

Tổ chức tiếp nhận, hỗ trợ có hiệu quả với những phụ nữ, trẻ em hồi hương tái hòa nhập cộng đồng. Nghiên cứu, đề xuất kịp thời việc bổ sung, hoàn thiện các chế độ, chính sách, quy định về tiếp đón, hỗ trợ, tạo công ăn việc làm giúp đỡ những nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống.

Tổ chức nghiên cứu, kiến nghị, bổ sung các văn bản có tính pháp quy về phòng, chống mua bán người; thường xuyên tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực cán bộ các cơ quan hành pháp và tư pháp về công tác phòng ngừa, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm mua bán người.

Tổ chức tuyên truyên có hiệu quả các Hiệp định hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước trong khu vực, nhất là Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa về tăng cường hợp tác phòng, chống mua bán người, Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định về hợp tác song phương trong phòng, chống buôn bán người và bảo vệ nạn nhân bị buôn bán giữa 2 nước Việt Nam - Campuchia, Kế hoạch tổ chức thực hiện Hiệp định giữa Việt Nam và Lào về phòng, chống mua bán người và bảo vệ nạn nhân bị mua bán giai đoạn 2016 - 2020...


Thanh Tình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t