Phú Xuyên chú trọng chỉ đạo công tác xây dựng Nông thôn mới (10:31 21/09/2017)


HNP - Bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Phú Xuyên gặp không ít khó khăn, trở ngại. Song, đến nay sau hơn 5 năm, Phú Xuyên đã có 13 xã đạt chuẩn NTM. Mô hình xã NTM đang dần trở thành hiện thực, những làng quê đang chuyển mình vươn lên với sức sống mạnh mẽ.

Phú Xuyên đưa cơ giới hóa vào sản xuất


Một trong những việc được huyện Phú Xuyên chú trọng công tác tác xây dựng NTM đó là công tác tuyên truyền. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xây dựng NTM, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành các Quyết định, Kế hoạch tổ chức Hội thi “Công tác Dân vận trong xây dựng NTM” năm 2016 từ cấp xã, cấp cụm và cấp huyện; Đồng thời, huyện cũng đã tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Huyện Phú Xuyên chung sức xây dựng NTM”; tổ chức đối thoại giữa Thường trực Huyện ủy, Thường trực Đảng ủy các xã, thị trấn với đại diện nhân dân tại các xã. Thông qua đối thoại nhằm nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân; từng bước giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xây dựng NTM. Phát động phong trào thi đua “Huyện Phú Xuyên chung sức xây dựng NTM”; tuyên truyền vận động nhân dân tham gia gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trên phạm vi toàn huyện. Chỉ đạo các xã làm tốt công tác tuyên truyền trong cán bộ, Đảng viên và nhân dân về xây dựng NTM: hàng tuần có chuyên mục NTM tuyên truyền về 19 tiêu chí xây dựng NTM, Quy ước xây dựng NTM,  nêu gương điển hình tiên tiến có cách làm hay, sáng tạo trên hệ thống truyền thanh của xã; in ấn pano, áp phích về 19 tiêu chí, Quy ước xây dựng NTM phát đến từng hộ gia đình…để nhân dân nhận thức đầy đủ hơn về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện xây dựng NTM.

Trong xây dựng các nhóm tiêu chí về Quy hoạch 26/26 xã đạt và cơ bản đạt; Nhóm tiêu chí hạ tầng kinh tế xã hội, giao thông toàn huyện có 13/26 xã đạt; các xã còn lại cơ bản đạt; về Thủy lợi, được huyện tập trung cải tạo, đã xây dựng mới và nâng cấp 14 trạm bơm, đảm bảo tưới tiêu chủ động 100% diện tích đất nông nghiệp, cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh, đạt so với tiêu chí. Cứng hóa kênh mương tỷ lệ cứng hóa đạt thấp, so với tiêu chí 13/26 xã đạt. Tiêu chí Điện nông thôn có 26/26 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí, hệ thống lưới điện nông thôn được cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện phục vụ sản xuất dân sinh, 100 % các hộ được sử dụng điện thường xuyên và an toàn từ các nguồn điện.

Bên cạnh đó, tiêu chí Cơ sở vật chất trường học, cơ sở vật chất, trường lớp, trang thiết bị giáo dục tiếp tục được đầu tư, nâng cấp, đáp ứng yêu cầu dạy và học, đến nay, toàn huyện đã có 14 trường đạt chuẩn; 26/26 xã đạt và cơ bản đạt tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa: có 14/26 xã đạt tiêu chí về chợ nông thôn; Tiêu chí Nhà ở dân cư 26/26 xã không có nhà tạm, nhà dột nát. Có  21/26 xã đạt và 5/26 xã cơ bản đạt so với tiêu chí. Tiêu chí Y tế, đến nay có 20/26 xã đạt; 6/26 xã cơ bản đạt; tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 75%. Tiêu chí Môi trường: Các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch, đẹp ngày càng được quan tâm; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định đạt 88%. Đến nay, có 20/26 xã đạt và cơ bản đạt; tỷ lệ người dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 97,88%; tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch 22,5%...

Đời sống nông dân từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 ước đạt 30,5 triệu đồng/người/năm; không còn nhà dột nát, đa số các hộ gia đình có nhà kiên cố, khang trang; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,6%; tỷ lệ các hộ nông dân được dùng nước hợp vệ sinh đạt 97,88% (trong đó nước sạch là 22,5%); tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%. Công tác dạy và truyền nghề được quan tâm, đã mở được 58 lớp với 2.030 người được đào tạo, kinh phí là 3,654 tỷ đồng. Hệ thống các thiết chế văn hóa từ huyện tới cơ sở thôn tiếp tục được đầu tư, hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Nhiều hoạt động văn hóa, thể thao được tổ chức đã góp phần làm phong phú đời sống tinh thần nông dân, hạn chế các tệ nạn xã hội. Đã có nhiều tiến bộ trong thực hiện việc cưới, việc tang ở nông thôn, số người chết được đưa đi hỏa tang là 323 ca; có 105/156 làng được công nhận “Làng văn hóa”, 53.008/58.643 gia đình được công nhận “Gia đình văn hóa”.

Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo dồn điền đổi thửa đạt 105% so với kế hoạch Thành phố giao; đến nay, đã cấp được trên 36.843 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, đạt 82%. Sản xuất nông nghiệp đã có đổi mới về tư duy sản xuất, quản lý, kinh doanh; công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch (đất đai, quy hoạch vùng sản xuất tập trung) đã có chuyển biến; cơ cấu giống cây trồng vật nuôi chuyển đổi theo hướng tích cực, từng bước hình thành các vùng sản xuất lúa lai, lúa chất lượng cao, vùng cây ăn quả, vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… Chuyển giao KHKT, khuyến khích người dân áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất; đặc biệt là sau khi triển khai gieo mạ khay, HTX nông nghiệp Phú Thắng đã làm chủ công nghệ tự sản xuất được khay gieo mạ, chuyển giao công nghệ cho các địa phương khác như tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên… trở thành điểm sáng của Thành phố trong việc cơ giới hóa nông nghiệp.

Huyện phấn đấu hết năm 2017 có thêm 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã còn lại phấn đấu đạt chuẩn thêm từ 1 đến 2 tiêu chí/xã. Đồng thời, tâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn; phấn đấu năm 2017 thu nhập của người dân ở các xã đã đạt chuẩn NTM và các xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2017 là 38 triệu đồng/người/năm, các xã còn lại đạt 32,5 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 2%; tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 80%; có 41% số hộ được sử dụng nước sạch; tỷ lệ rác thải thu gom và vận chuyển trong ngày đạt trên 90%.

Đồng thời, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa bảo đảm thiết thực, hiệu quả, có chiều sâu; tăng cường tính tự quản của cộng đồng, sự gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong xây dựng nếp sống văn hóa. Triển khai các chương trình giảm nghèo, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức giảm nghèo, gắn công tác giảm nghèo với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để bảo đảm giảm nghèo bền vững.


Trường Giang


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t