Đưa người nghèo vào công cuộc quản lý tài nguyên rừng (16:01 01/10/2017)


HNP - Thời gian qua, TP Hà Nội xác định giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số là giải pháp quan trọng để đưa người nghèo vào công cuộc quản lý tài nguyên rừng. Khi rừng được giao cho nhân dân quản lý, công tác bảo vệ rừng được quan tâm, phát triển tốt hơn.

Rừng đã có chủ

Thành phố Hà Nội có 5 huyện (Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức) có người dân tộc thiểu số sinh sống tập trung và có rừng. Công tác giao đất, giao rừng để sản xuất cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình người dân tộc thiểu số được chính quyền địa phương và cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện từ trước năm 2006 theo các chủ trương của Chính phủ.

Tại huyện Ba Vì có bảy xã miền núi (Tản Lĩnh, Minh Quanh, Ba Trại, Vân Hòa, Khánh Thượng, Ba Vì và Yên Bài), đến nay, hơn 6.187ha rừng đặc rụng đã giao Vườn quốc gia Ba Vì quản lý. Ngoài ra, một phần diện tích rừng đặc dụng giao cho các đơn vị quân đội và chính quyền địa phương quản lý với diện tích hơn 135ha. Thực hiện Nghị định số 01/1995/NĐ-CP ngày 25/1/1995 của Chính phủ quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp trong các doanh nghiệp nhà nước đó có hơn 1.012ha đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì giao cho các doanh nghiệp quản lý.

Tương tự, thực hiện Nghị định số 02/1994/NĐ-CP, ngày 15/1/1994, của Chính phủ quy định về giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, trên địa bàn huyện đã giao hơn 203ha cho 181 hộ tập trung ở xã Vân Hòa. Còn thực hiện việc giao, cho thuê theo Nghị định số 163/1999/NĐ-CP hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, trên địa bàn huyện, tổng diện tích cho thuê hơn 137ha với 37 hộ. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Ba Vì có hơn 342ha diện tích rừng do các đơn vị quản lý; hơn 113ha do các tổ chức quản lý; diệ tích rừng do hộ gia đình, cá nhân quản lý hơn 1.254ha.

Theo kết quả kiểm kê rừng, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ có hơn 231ha quy hoạch lâm nghiệp, trong đó, diện tích có rừng 3,29ha. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn xã do chính quyền địa phương, Xí nghiệp Chè Lương Mỹ và đơn vị quân đội đóng trên địa bàn xã quản lý. Huyện Quốc Oai, diện tích rừng và đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình dân tộc thiểu số là hơn 518ha. Huyện Thạch Thất, các xã có rừng đã tiến hành giao đất, giao rừng cho các đối tượng chủ yếu là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ngoài quốc oai, đơn vị vũ trang, hộ gia đình, cá nhân quản lý. Trên địa bàn huyện có 3 xã (Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung) đã giao đất, giao rừng với diện tích 1.693ha. Trên địa bàn huyện Mỹ Đức có hơn 5.418ha được giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ - đặc dụng Hà Nội, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, lực lượng vũ trang, chính quyền xã quản lý.

Phát triển rừng bền vững

Việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân tộc thiểu số và cho hộ gia đình dân tộc thiểu số đã giúp cho công tác quản lý, bảo vệ rừng ngày một tốt hơn. Phần lớn các cộng đồng dân cư, hộ gia đình và các tổ chức sau khi được giao đất, giao rừng nghiêm túc thực hiện theo quy định về quản lý, sử dụng đất rừng, đất lâm nghiệp. Các diện tích rừng sản xuất được tập trung trồng mới, chăm sóc đem lại hiệu quả kinh tế cho người làm lâm nghiệp. Diện tích rừng trồng mới trên địa bàn thành phố giai đoạn 2004 - 2016 đạt hơn 2.898ha; chăm sóc 3.448ha rừng trồng mới. Thực hiện đề án trồng rừng sinh thái và công tác cải tạo rừng, nâng cấp rừng, thành phố đã trồng mới được 49,5ha rừng bằng các cây trồng bản địa, nâng cấp gần 155ha rừng keo quá tuổi. Triển khai phong trào Tết trồng cây, hằng năm, thành phố trồng được từ 800.000 đến 878.000 cây xanh phân tán.

Đáng nói, ý thức về bảo vệ rừng của các thành viên trong cộng đồng dân cư, hộ gia đình cao hơn. Chất lượng rừng ngày càng nâng cao, công tác quản lý bảo vệ phát triển ngày càng mang lại hiệu quả rõ thể hiện qua việc hạn chế phá rừng, cháy rừng. Khi phát hiện các đối tượng vào khai thác gỗ, lâm sản, săn bắt, bẫy trái phép thú rừng, nhiều chủ rừng đã tích cực, chủ động phối hợp cùng lực lượng Kiểm lâm sở tại truy quét, ngăn chặn, hạn chế được hiện tượng người dân trong thôn đứng ngoài cuộc trong việc bảo vệ rừng như trước đây. Một số hộ bỏ công sức để theo dõi bắt được đương sự lấn chiếm rừng của mình. Hầu hết trong cộng đồng, nhóm hộ đều lập thành các tổ bảo vệ rừng, tổ chức đi tuần tra định kỳ hoặc đột xuất nhằm bảo vệ diện tích rừng được giao.

Giao đất, giao rừng ổn định lâu dài là một trong những yếu tốt tạo điều kiện để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Để thực hiện tốt công tác giao đất, giao rừng, quản lý và phát triển rừng sau giao đất, giao rừng trong thời gian tới, bên cạnh các giải pháp như tập trung nâng cao đời sống cộng đồng, trong đó, ưu tiêu bảo đảm sinh kế cho đồng bảo dân tộc thiểu số; hoàn thiện khung thể chế, tăng cường năng lực quản lý, bảo tồn phát triển rừng…, các địa phương có rừng trên địa bàn thành phố cần tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn và phát triển, bởi rừng là tài nguyên vô giá cho thế hệ mai sau.

Liên quan đến nhiệm vụ trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nên xem xét lại hạn mức khoán quản lý bảo vệ đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng không có nguồn thu bổ sung để đảm bảo mức thu nhập cho người nhận khoán. Rà soát, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; các tiêu chuẩn quốc gia về phát triển lâm nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của các địa phương và thực hiện đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp đã được phê duyệt...


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t