Hà Nội: Nhiều đổi mới trong chiến lược cải cách tư pháp (20:20 01/07/2019)


HNP - Đây là sự nỗ lực trong việc thi hành Hiến pháp năm 2013 gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, Nghị quyết số 49-NQ/TW, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp thành phố thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các ngành Tư pháp thành phố nghiêm túc, kịp thời triển khai các quy định mới của Hiến pháp năm 2013 và các Bộ luật: Hình sự, Dân sự, Tố tụng Hình sự, Tố tụng Dân sự, Tố tụng Hành chính...; đồng thời đổi mới về tổ chức, hoạt động theo các quy định của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân, Viện kiểm sát Nhân dân, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Công an nhân dân... Quan tâm chỉ đạo việc phát triển, xã hội hóa, đẩy mạnh quản lý nhà nước đối với hoạt động bổ trợ tư pháp. Việc đầu tư hiện đại hóa trụ sở, cơ sở vật chất cho các cơ quan tư pháp tiếp tục được thành phố quan tâm đẩy mạnh, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.

Hệ thống các cơ quan tư pháp của thành phố đã được tổ chức theo cấp xét xử theo quy định của Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; việc bổ nhiệm, đào tạo thẩm phán, tổ chức các phiên tòa đã được đổi mới đảm bảo nguyên tắc “Thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập, chỉ tuân theo pháp luật”; công tác đào tạo bồi dưỡng, tập huấn các văn bản pháp luật mới kịp thời, được bồi dưỡng chuyên sâu, nâng cao kỹ năng xét xử, giải quyết vụ án, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ngành Tòa án, Kiểm sát có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng.

Trong thời gian qua, hoạt động xét xử của Tòa án Nhân dân đạt hiệu quả cao, khách quan, đúng pháp luật, hạn chế đến mức tối đa án oan sai, thiếu chính xác. Số lượng các vụ án mà ngành Tòa án giải quyết hằng năm tăng lên đáng kể, thể hiện trình độ chuyên môn của đội ngũ thẩm phán đã được nâng cao, công tác xét xử ngày càng hiệu quả. Tòa án hai cấp trên địa bàn thành phố đã được quán triệt và đảm bảo quyền khởi kiện của công dân; quyền cung cấp, tiếp cận chứng cứ của các bên trong vụ án; hoạt động tranh tụng được chú trọng, bảo đảm dân chủ, tạo điều kiện thuận lợi để kiểm sát viên, người tham gia tố tụng, luật sư... trình bày và đối đáp tại phiên tòa xét xử, phán quyết của tòa án dựa trên kết quả tranh tụng tại phiên tòa.

Hoạt động tố tụng hành chính, việc triển khai Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước được thành phố quan tâm; sau khi Luật Tố tụng hành chính có hiệu lực, thành phố đã quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm việc người đứng đầu UBND các cấp hoặc cấp phó tham gia vào hoạt động tố tụng; các bản án hành chính đã được chấp hành và tổ chức thi hành nghiêm túc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, công dân.

Đội ngũ luật sư của thành phố có sự phát triển về số lượng và chất lượng. UBND thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm 2020 trên địa bàn thành phố. Đến nay, toàn thành phố có 1.232 tổ chức hành nghề với 3.713 luật sư. Trong việc thi hành Luật Luật sư, các bộ luật về tố tụng, đặc biệt trong lĩnh vực hình sự, luật sư đã tham gia sớm từ khâu điều tra; hoạt động tranh tụng trong xét xử tại các phiên tòa được tổ chức ngày một tốt, bình đẳng hơn. Thành phố đã ban hành Đề án “Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp”, ban hành chế độ hỗ trợ cho các giám định viên tư pháp; triển khai thí điểm chế định thừa phát lại trên địa bàn thành phố.

Hoạt động công chứng cũng được mở rộng, nâng cao chất lượng góp phần bảo đảm an toàn cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân trong hoạt động tố tụng.


Minh Châu


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t