Chương Mỹ: Nhiều nông dân được thụ hưởng từ nghị quyết của HĐND TP Hà Nội (22:35 08/11/2017)


HNP - UBND huyện Chương Mỹ vừa đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 04/2012/NQ-HĐND ngày 5/4/2012, Nghị quyết số 25/2013/NQ-HĐND ngày 4/12/2013 và Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐND ngày 8/7/2015 của HĐND TP Hà Nội. Trong quá trình triển khai thực hiện, nhiều nông dân ở địa phương này được thụ hưởng từ các nghị quyết của HĐND thành phố.

Triển khai thực hiện các nghị quyết trên của HĐND thành phố, huyện Chương Mỹ đã dồn điền đổi thửa được hơn 10.520ha, bằng 100,73% kế hoạch thành phố giao; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa cho 43.596 hộ đạt 98,72% số hộ đã kê khai. Thông qua công tác dồn điền đổi thửa, huyện đã đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng 8.301.426m3; kiên cố hóa đường giao thông, thủy lợi nội đồng 661km. Triển khai chính sách khuyến khích xây dựng kiên cố hóa đường giao thông thôn, xóm, toàn huyện đã kiên cố hóa được 23km.

Huyện Chương Mỹ đã thực hiện lồng ghép vào các chương trình khuyến nông và chương trình khác. Đơn cử, hỗ trợ khuyến khích chuyển đổi cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi. Cụ thể hỗ trợ giống cây trồng, thủy sản 2.823ha; hỗ trợ phòng chống dịch bệnh vật nuôi kinh phí thực hiện hơn 3 tỷ đồng...

Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND thành phố, huyện Chương Mỹ còn một số hạn chế. Việc áp dụng chính sách theo Nghị quyết 25/2013/HĐND đối với vùng chuyên canh tập trung lúa, rau gặp nhiều khó khăn do số hộ sản xuất trong vùng lớn, việc thống nhất vùng sản xuất phải tổ chức nhiều cuộc họp với nhân dân, nên xin được mở rộng vùng chuyên canh lúa gặp khó khăn. Cơ cấu giống lúa chất lượng cao của thành phố còn hạn chế, các hộ nông dân ít có sự lựa chọn, nên khó mở rộng vùng sản xuất. Năng lực cán bộ triển khai các chính sách hỗ trợ tại cơ sở còn hạn chế nên việc hỗ trợ cho các đối tượng được hưởng chính sách và công tác lập hồ sơ thanh quyết toán còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân.

Nguyên nhân của những hạn chế trên do sản xuất trên địa bàn huyện (nhất là lĩnh vực trồng trọt) bước đầu đã hình thành các vùng tập trung chuyên canh nhưng số hộ trong các vùng còn nhiều, diện tích của từng hộ lại nhỏ, lẻ nên việc tập hợp triên khai gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các cấp chính quyền, nhất là các cơ quan chuyên môn chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, công tác xây dựng kế hoạch và triển khai ở một số xã còn thiếu đồng bộ. Các đối tượng được hưởng chính sách ở một số xã đôi khi còn trông chờ quá nhiều vào nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, chưa thực sự chủ động nguồn vốn đối ứng để triển khai thực hiện kịp thời và hiệu quả...


Thanh Bình


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t