Phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số: Rút ngắn khoảng cách vùng miền (15:17 31/12/2019)


HNP - Nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, công tác dân tộc của thành phố Hà Nội đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong năm 2019: Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt; cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng đồng bào dân tộc được quan tâm đầu tư… Nhờ đó, đã góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, giữa nông thôn và thành thị.

Giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đông Xuân (huyện Quốc Oai) là xã có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống xen cư, như: Mường, Thái, Nùng, Sán Dìu, Tày, Dao, trong đó, chủ yếu là người dân tộc Mường. Do tập quán canh tác lạc hậu, cuộc số tồn tại nhiều tàn dư của những hủ tục, trong thời gian dài đã kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương này. Xác định rõ khó khăn cần khắc phục, cấp ủy, chính quyền các cấp của huyện Quốc Oai đã tập trung từng bước xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, với mục tiêu quyết tâm nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân. Đến nay, vùng đất khó khăn này đã bừng tỉnh một vóc dáng mới với diện mạo kinh tế, xã hội của xã Đông Xuân đã có nhiều khởi sắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể.

Không riêng xã Đông Xuân, với sự quan tâm của thành phố, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô đã phát huy sức mạnh đoàn kết, thi đua lao động sản xuất, tập trung phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là giảm hộ nghèo. Trưởng ban Dân tộc thành phố Hà Nội Nguyễn Tất Vinh cho biết, thông qua các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Trung ương, của thành phố, đến nay kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô cơ bản ổn định và phát triển, các hoạt động sản xuất, kinh doanh đều có sự chuyển biến tích cực, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đáng chú ý, năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo cùng đồng bào dân tộc của thành phố là 3,7%, dự kiến, hết năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 3%, thu nhập bình quân của người dân trên 35 triệu đồng/người/năm, có đạt trên 46 triệu đồng/người/năm.

Cùng với huy động tối đa nguồn lực hỗ trợ để giảm nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô còn được tiếp cận nguồn vốn vay chính sách cộng với sự hướng dẫn về mô hình chăn nuôi hiệu quả nên nhiều gia đình đã khấm khá hơn, có hộ thoát nghèo bền vững. Qua đó, thúc đẩy tiến trình xây dựng nông thôn mới. Hà Nội có 14 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đến nay, có 10 xã khu vực I và 4 xã khu vực II đã không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn. Hiện, 7/4 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Chưa dừng lại ở đó, năm 2019, thành phố đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, các địa phương đồng bào dân tộc triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân nói chung, đồng bào dân tộc miền núi nói riêng. Về công tác giáo dục và đào tạo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi luôn nhận được quan tâm đầu tư của các cấp, các ngành thành phố, đến nay, đã có 33/62 trường đạt chuẩn quốc gia, 100% trẻ em mẫu giáo và lớp 1 đến trường học tập đầy đủ; tỷ lệ phổ cập giáo dục tiểu học, THCS đạt 100%. Đến nay, 10% xã đồng bào dân tộc thiểu số miền núi đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 100% người dân ở các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; 100% hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh học hợp vệ sinh.

Đáng chú ý, tình hình an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội tại các xã vùng dân tộc thiểu số của thành phố được duy trì ổ định. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa được các địa phương quan tâm, đồng bào tích cực thi đua lao động sản xuất vươn lên làm giàu, tin tưởng vào chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân và các quy định của địa phương. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cơ bản bảo đảm theo quy định…

Tạo những bước chuyển mới

Bên cạnh kết quả đạt được, theo đánh giá của UBND thành phố Hà Nội, công tác dân tộc vẫn còn một số hạn chế cần sớm khắc phục. Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo và nguy cơ tái nghèo ở một số địa phương còn khá cao. Chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe cho đồng bào vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế. Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế còn chậm, chưa tạo được vùng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm, hàng hóa còn thấp. Kiến thức về kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật, quản lý kinh tế của người dân còn hạn chế, điều kiện kinh tế một bộ phận người dân còn khó khăn. Nhu cầu đầu tư vào các lĩnh vực thuộc các xã vùng dân tộc thiểu số miền núi rất lớn trong khi nguồn lực còn hạn chế; kết cấu hạ tầng cơ sở còn chưa đồng bộ và nhanh xuống cấp, nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi..; công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống còn hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc và cán bộ là người dân tộc thiểu số ở một số nơi còn chưa đồng đều.

Khắc phục hạn chế trên, tạo ra những bứt phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô, ông Nguyễn Tất Vinh cho biết, năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, huy động các các nguồn lực đầu tư, thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng dân tộc miền núi; triển khai thực hiện các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số bảo đảm đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng; chú trọng bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể vùng dân tộc thiểu số… Ngoài đẩy mạnh giảm nghèo, thành phố sẽ lồng ghép, bố trí nguồn vốn hợp lý cho chương trình, chính sách liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, trọng tâm là các lĩnh vực giảm nghèo, an sinh xã hội, y tế, giáo dục nhằm góp phần thực hiện và duy trì bền vững các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số Thủ đô, nhất là ở vùng khó khăn…

“Để thực hiện tốt các mục tiêu trên, cấp ủy, chính quyền các cấp vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi Thủ đô cũng phải nhạy bén trong lãnh đạo, chỉ đạo, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng vật nuôi, phát triển ngành nghề, dịch vụ theo lợi thế, tiềm năng, khả năng theo vùng, gắn kết quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa để nâng cao thu nhập cho người dân”, ông Nguyễn Tất Vinh nhấn mạnh.


Minh Đăng


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t