Gấp rút tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi sau mưa lũ (12:48 07/08/2018)


HNP - Ngày 6/8, Chi cục Thú y Hà Nội ban hành Công văn số 605/HD-TY, hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi, tiêu hủy gia súc, gia cầm chết do mưa bão, ngập úng gây ra vừa qua.

Theo Chi cục Thú y Hà Nội, đợt mưa lớn kéo dài trên diện rộng vừa qua làm ngập úng ở một số địa phương, xảy ra hiện tượng gia súc, gia cầm chết hoặc trôi mất do nước lũ và ngập úng. Từ ngày 23/7/2018 đến 30/7/2018, đã có 5 đơn vị với 35 xã bị ngập úng, 22 xã có thiệt hại về gia súc gia cầm; số diện tích chuồng nuôi bị ngập úng là 483.906m2; số gia súc, gia cầm bị chết, trôi mất là 375 con lợn, 95.600 con gà, vịt.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật, Chi cục Thú y đề nghị các địa phương tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, tiêu hủy gia súc, gia cầm chết do mưa bão, ngập úng. Khi nước rút, thực hiện vệ sinh cơ giới trước khi phun hóa chất sát trùng. Nước rút đến đâu thì triển khai phòng chống dịch, làm vệ sinh tiêu độc khủ trùng môi trường đến đó để tiêu diệt mầm bệnh, kịp thời phòng ngừa dịch bệnh.

Bên cạnh đó, quét dọn, thu gom toàn bộ bùn, đất, phân, chất thải, rác thải tại khu vực chuồng nuôi gia súc, gia cầm và khu vực tiếp giáp xung quanh, rắc vôi, đóng vảo bao kín để gọn một nơi, đào hố ủ làm phân, đảm bảo vệ sinh môi trường. Sửa chữa, cải tạo chuồng trại bị hư hỏng do bão và ngập nước. Nạo vét, dọn bùn đất, khơi thông cống rãnh bên trong chuồng nuôi và khu vực xung quanh. Đặt túi vôi bột tại các rãnh thoát nước. Tiến hành cọ rửa sạch sẽ bề mặt nền chuồng, tường chuồng, dụng cụ chăn nuôi trước khi phun thuốc sát trùng. Quét vôi lại chuồng nuôi. Sử dụng các loại hóa chất thông dụng để phun tiêu độc khử trùng. Ngoài ra, có thể sứ dụng thuốc Hantox-200 để phun diệt ruồi, muỗi tại khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Để chuồng nuôi khô ráo, sạch sẽ mới đưa vật nuôi trở lại chuồng nuôi. Định kỳ vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng nuôi để chủ động phòng dịch. Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Mở bạt chuồng nuôi để cho ánh nắng chiếu sáng vào khu vực chuồng để tăng hiệu quả diện khuẩn. Theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng, tăng khẩu phần ăn để nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng khả năng phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm.


Minh Huệ


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t