Hà Nội: Tổng sản phẩm năm 2017 tăng 8,5% (09:45 02/01/2018)


HNP - Với sự tinh thần đổi mới, sáng tạo, quyết liệt của các cấp, các ngành từ thành phố đến cơ sở, năm 2017, lĩnh vực kinh tế của Hà Nội tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố (GRDP - theo giá so sánh) tăng 8,5%.

Theo cáo báo của UBND thành phố, điểm sáng trong bức trang kinh tế của thành phố là giá trị tăng thêm nông sản tăng 2%. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển mặc dù thời tiết có diễn biến bất lợi và giá thịt lợn giảm những tháng đầu năm làm người chăn nuôi bị ảnh hưởng nên hạn chế mở rộng qui mô đàn lợn.

Tương tự, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 8,5%. Dù sản xuất công nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên bằng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh... nên sản xuât công nghiệp đã chuyển động theo chiều hướng tích cực và đạt mức tăng trưởng khả quan. Năm qua, giá trị tăng thêm ngành Công nghiệp tăng 7,3% so cùng kỳ, còn giá trị gia tăng ngành xây dựng tăng 11,4%.

Năm 2017, các ngành dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, giá trị tăng thêm ngành dịch vụ tăng 8,7%. Đây tiếp tục là nhóm ngành thế mạnh của Hà Nội. Đáng nói, sự sôi động trở lại của thị trường bất động sản, một số chung cư cao tầng hoàn thành và bán hết sản phẩm trong một thời gian ngắn. Các loại hình dịch vụ mới cũng phát triển với tốc độ nhanh, thị trường hàng hóa ổn định, lượng hàng khá dồi dào, giá cả được kiểm soát, không xảy ra hiện tượng thiếu hàng hoặc tăng giá đột biến. Theo tính toán, tổng mức lưu chuyển hàng hoá và doanh thu dịch vụ năm 2017 tăng 11,3% so cùng kỳ, trong đó, bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 11,2%.

Năm 2017, du lịch cũng đạt được những kết quả khả quan, lượng khách đến Hà Nội đạt hơn 13,7 triệu lượt khách, tăng 10% so cùng kỳ. Các ngành khối hành chính sự nghiệp như giáo dục, văn hoá, y tế... vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá.

Theo đánh giá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của Hà Nội năm 2017 nhìn chung phù hợp, theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ (từ 57,28% năm 2016 lên 57,63% năm 2017) và ngành công nghiệp xây dựng (từ 29,69% năm 2016 lên 29,7% năm 2017); đồng thời, giảm tỷ trọng nông nghiệp (từ 3,22% năm 2016 xuống 2,84% năm 2017).

Cơ cấu nội ngành dịch vụ đang chuyển dịch theo hướng ngày càng đa dạng và chất lượng được cải thiện, xuất hiện và phát triển các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh. Tỷ trọng các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trong cơ cấu dịch vụ đang tăng nhanh như: vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, ngành tài chính tín dụng, tư vấn, kế toán, kiểm toán, môi giới việc làm, du học, xuất khẩu lao động...


H. Hải


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t