Hội thảo vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm (15:18 02/12/2016)


HNP - Sáng 2/12, Sở Y tế Hà Nội phối hợp với UBND quận Nam Từ Liêm và Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức hội thảo với chủ đề “Vai trò của chính quyền địa phương trong công tác quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm” nhằm chia sẻ những khó khăn cũng như kinh nghiệm trong quản lý an toàn thực phẩm (ATTP).

Toàn cảnh hội thảo


Thời gian qua, công tác quản lý ATTP ở Hà Nội đã có những chuyển mạnh mẽ, đặc biệt là sự vào cuộc đồng bộ từ cấp xã, phường đến TP trong tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trên địa bàn. Nhờ vậy, ý thức của người sản xuất, kinh doanh cũng như người tiêu dùng thực phẩm đã tăng lên rõ rệt. Thành phố cũng đã đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra. Từ đầu năm đến nay, đã lập 1.440 đoàn thanh, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành về ATTP, đặc biệt thành lập 5 đoàn kiểm tra liên ngành TP kiểm tra đột xuất những điểm nóng về ATTP. Từ đầu năm đến nay, đã kiểm tra trên 90 nghìn lượt cơ sở, phát hiện 15.571 cơ sở vi phạm ATTP, phạt tiền 4.400 cơ sở với số tiền hơn 24 tỷ đồng. Ngoài ra, Hà Nội cũng đã thành lập đường dây nóng tiếp nhận phản ánh của người dân và cơ quan báo chí về ATTP đã xử lý dứt điểm 38 thông tin báo về mất ATTP. Bên cạnh đó, triển khai hiệu quả Đề án Thí điểm thanh tra ATTP cấp xã, phường, quận, huyện.
 
Song, công tác bảo đảm ATTP vẫn phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức do nhịp độ phát triển kinh tế nhanh, quy mô sản xuất, kinh doanh cơ bản vẫn là nhỏ lẻ; nguồn lực và đầu tư kinh phí chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn; công tác quản lý còn nhiều hạn chế, bất cập. Cụ thể, một số chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm tới công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn nên việc kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm còn hạn chế. Quản lý thực phẩm theo chuỗi từ sản xuất đến kinh doanh và Quy hoạch vùng sản xuất thực phẩm an toàn chưa gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu, xuất xứ địa lý của sản phẩm nên thực phẩm an toàn chưa tạo được niềm tin cho người tiêu dùng, giá thành cao. Quy mô cơ sở sản xuất chế biến kinh doanh thức ăn đường phố, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản và sản xuất rau phần lớn còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình. Vì vậy, việc quản lý, truy xuất nguồn gốc thực phẩm còn khó khăn. Nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trong khu dân cư không đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh ATTP…
 
Tại hội thảo, Sở Y tế Hà Nội đã kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ban, ngành rà soát các văn bản pháp quy, tránh chồng chéo và phối hợp với Bộ Nội vụ sớm ban hành hướng dẫn về tổ chức bộ máy biên chế về ATTP thuộc 3 ngành để đảm bảo công tác ATTP tại các cấp. Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tăng cường công tác quản lý việc tuân thủ quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm đảm bảo an toàn và phối hợp với Hà Nội trong kiểm soát lưu thông, truy xuất nguồn gốc thực phẩm nhập vào Hà Nội. Bên cạnh đó, ngành cũng kiến nghị chỉ đạo các tỉnh biên giới tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn nhập lậu vật tư nông nghiệp, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng…

Nghi Dung


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t