Tọa đàm thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương trong giai đoạn hiện nay (12:41 21/10/2021)


HNP - Sáng 21/10, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hà Nội tổ chức tọa đàm “Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp ở địa phương trong giai đoạn hiện nay”.  Tiến sĩ Tạ Văn Sỹ, Giám đốc Trung tâm BDCB&NCKH MTTQ Việt Nam; Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đồng chủ trì hội nghị.


Gợi ý nội dung đổi mới bộ máy, cán bộ, nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận trong giai đoạn hiện nay, theo Giám đốc Trung tâm BDCB&NCKH MTTQ Việt Nam Tạ Văn Sỹ cho rằng: Đối với đổi mới tổ chức bộ máy và cán bộ, về tên gọi, đồng chí đưa ra 2 phương án: Thứ nhất, bỏ chữ “Tổ quốc ở Mặt trận địa phương” và phương án 2: có chữ Tổ quốc ở Mặt trận địa phương.
 
Về thành viên mặt trận, đề xuất đổi mới “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội”. Như vậy, mặt trận chỉ có thành viên tổ chức, không có thành viên cá nhân, không có đoàn viên, hội viên.
 
Đáng chú ý, trong đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động, đề xuất đổi mới phương thức hoạt động của Mặt trận trên 2 khía cạnh: Thứ nhất, đổi mới chức năng, nhiệm vụ, trong thời gian tới, “Đoàn kết và dân chủ” là hai chủ đề lớn bao trùm toàn bộ công tác hệ thống mặt trận. Ủy ban MTTQ các cấp tập trung vào chức năng chính trị, giảm dần chức năng xã hội. Các chức năng xã hội giao cho các tổ chức thành viên chủ trì thực hiện; Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và cơ chế quản lý tài chính: Phương án 1: Mặt trận hoạt động như hiện nay nhưng kinh phí cấp và quản lý theo ngành dọc của Hệ thống mặt trận, do Quốc hội quyết định trực tiếp. Phương án 2: Mặt trận hoạt động theo hình thức khoán công việc kèm theo kinh phí, thông qua việc lập kế hoạch, chương trình, đề án. Không thực hiện cấp kinh phí theo biên chế. Kinh phí hoạt động của Mặt trận có được từ các nguồn: Do ngân sách cấp theo đặt hàng; Do các tổ chức, cá nhân tài trợ; do kinh doanh (nếu có).
 
Theo đồng chí Tạ Văn Sỹ, với phương thức hoạt động này, Mặt trận lấy sản phẩm làm thước đo hiệu quả hoạt động, tránh trùng lặp, chồng chéo; tránh được bệnh “hành chính hóa”, “công chức hóa” như hiện nay. Đồng thời, làm cho Mặt trận tự vươn lên để ngang tầm với vị trí và vai trò của mình trong hệ thống chính trị hiện nay.
 
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Ba Đình kiến nghị cần giảm tải lượng văn bản, giấy tờ và dành thời gian để cơ sở tập hợp, báo cáo; tăng cường triển khai nhiệm vụ qua hệ thống CNTT; thống nhất về số lượng biên chế giữa các cấp và có chế độ chính sách thỏa đáng đối với cán bộ mặt trận vì phụ cấp kiêm nhiệm các chức danh hiện nay rất thấp.
 
Còn theo đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Trung Châu, huyện Đan Phượng, hoạt động của MTTQ xã có một số khó khăn, hạn chế: đó là, việc triển khai các CVĐ, phong trào thi đua của Mặt trận và các tổ chức thành viên còn chồng chéo; Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận xã chất lượng và hiệu quả chưa cao, chưa tổ chức được nhiều chương trình giám sát độc lập; chưa có cơ chế, quy trình thích hợp để phát huy vai trò giám sát thường xuyên của Nhân dân. Việc theo dõi, đôn đốc, xử lý kiến nghị sau giám sát còn chưa kịp thời, thiếu quyết liệt. Ngoài ra, nhiều cán bộ mặt trận xã, đoàn thể, các ban Công tác mặt trận chưa được bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới của công tác Mặt trận…
 
Theo đại biểu Bùi Thị An, trong giai đoạn tới đây, các vùng miền khác nhau thì phương thức hoạt động phải linh hoạt, khác nhau cho phù hợp với đặc điểm địa lý, dân cư. Việc thay đổi phương thức phải gần dân, gắn với dân, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của dân, lan tỏa những quan điểm đúng cho dân để người dân đồng thuận theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; tăng cường tổ chức kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện thực trạng tại cơ sở; giám sát phải thường xuyên, định kỳ, sau giám sát phải có báo cáo kết quả xử lý.
 
Đại biểu Phạm Ngọc Thảo cho rằng cần nghiên cứu kỹ tên gọi, ví dụ Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố không cần có chữ “Việt Nam” mà trực tiếp gọi là Ủy ban MTTQ Thành phố tỉnh, thành phố đó. Thứ hai, không nên bỏ thành viên cá nhân trong tổ chức mặt trận nhưng vấn đề phải phát huy được vai trò của cá nhân.
 
Tại buổi tọa đàm đã có 9 ý kiến phát biểu đóng góp các nội dung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Anh Tuấn đề nghị các đại biểu tiếp tục đóng góp ý kiến để MTTQ Thành phố tổng hợp gửi lại Trung tâm; Thông qua trao đổi tọa đàm, trên cơ sở các ý kiến phản ảnh của các đại biểu, các Ban cần tổng hợp, nắm bắt các khó khăn, tồn tại của mặt trận cơ sở để có những thay đổi, điều chỉnh cho hiệu quả, thiết thực.

Kết luận buổi Tọa đàm, Tiến sỹ Tạ Văn Sỹ khẳng định các ý kiến phát biểu tại buổi tọa đàm mang tính chất đa chiều, sâu sắc, gợi mở nhiều điều để Trung tâm tiếp thu và tiếp tục lấy ý kiến từ các địa phương. Cảm ơn sự đóng góp nhiệt tình, tâm huyết của các đại biểu, đồng chí cho biết sẽ tiếp thu các ý kiến đóng góp của các đại biểu, nghiên cứu báo cáo Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam.

Vương Vân


Các bài mới đăng

Các bài đã đăng :

Bài viết Xem




Viết bình luận

Họ tên:(*)
Số điện thoại:
Tiêu đề:(*)
Nội dung:(*)
Mã xác nhận:         L?y l?i m� b?o m?t